NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 24

độ như một thực thể nhất trí trong việc áp bức, bóc lột, ruồng rẫy những

người cùng khổ, đè lên người họ như một thứ định mệnh khốc liệt với các

thứ công cụ ghê tởm như tòa án, tổ chức cảnh binh, quân đội, nhà tù, với báo

chí, dư luận, thành kiến, tập quán.

Trong Lời nói đầu của «Những Người Khốn Khổ», Hugo đã trích dẫn câu

nói của Hauteville House để nhấn mạnh ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Ông

nói rằng trong cái xã hội văn minh ngày nay mà còn những địa ngục đày đọa

con người thì “những quyển sách như loại này còn có thể có ích”. Với quan

niệm nghệ thuật phục vụ đời sống như vậy, Hugo đã sáng tạo có ý thức một

tác phẩm có ảnh hưởng lớn trong công cuộc đấu tranh chung của loài người

chống áp bức và bóc lột. Nhưng cũng như tất cả những người chưa nắm

được Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, con đường thoát của xã hội mà ông

tưởng tượng ra rất là duy tâm, không tưởng. Lý tưởng của ông là làm sao cho

con người được như Giám Mục Myriel quên mình như kẻ nghèo khổ, như

ông Madeleine (Jean Valjean) kinh doanh công nghiệp để cho thợ có chỗ

làm ăn, tiền lời dùng một phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống cho

thợ, tổ chức y tế, cứu tế trong xưởng, đề cao thuần phong mỹ tục. Làm sao

cho con người trở nên tốt như thế? Ông Myriel toàn thiện là nhờ đức tin,

Jean Valjean trở nên tốt cũng là nhờ sự cảm hóa của Chúa, gián tiếp qua ông

Myriel. Jean Valjean là một điển hình nạn nhân của xã hội khi anh nghèo

đói, khi anh bị tù tội, cũng như khi anh bị săn đuổi, tấm lòng nhân ái, hào

hiệp vô biên của Jean Valjean là một biểu tượng đẹp đẽ của tư tưởng nhân

đạo của con người. Nhưng con đường cải tạo mà tác giả nghĩ ra cho anh thì

lại quá cá biệt, gần như vô lý. Làm sao giải thích được chỉ một cử chỉ nhân

đạo của Giám Mục Myriel đã dẫn dắt con người tối tăm ấy ra ngay chỗ ánh

sáng rực rỡ, trong chốc lát biến một anh trộm cướp quen tay nên một người

lương thiện, thay đổi một con người vì mười chín năm lao lý mà hóa ra thù

hằn xã hội thành ra một con người yêu đời, bác ái, làm sao giải thích được sự

biến chuyển đột ngột và triệt để ấy nếu không viện lẽ thần bí của Chúa?

Đối với Hugo, Chúa ở khắp nơi. Tuy có thấy một đôi điều ngớ ngẩn, giả

dối, ngu dốt trong tu viện và óc danh lợi, tính xa hoa của đa số bọn Giám

Mục, Giáo Chủ, Hugo không một phút nào nghi ngờ tôn giáo và đặt câu hỏi

về Chúa. Trong «Những Người Khốn Khổ», không có dấu hiệu nào chứng tỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.