NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 23

«Những Người Khốn Khổ» là bức tranh của một xã hội. Nó đề cập đến

những vấn đề lớn lao trong xã hội Pháp đầu thế kỷ XIX, mà cũng là của tất

cả các xã hội tư sản. Đó là một bản hùng ca của thời đại. Victor Hugo sau

khi hoàn thành bộ tiểu thuyết này đã nói: “Quyển truyện này là một trái núi”.

Quả thế, “một trái núi”, không những vì số trang của nó, vì những vấn đề to

lớn nó bàn tới, mà chính là vì nó thấm nhuần những tư tưởng nhân đạo, vì nó

ca ngợi đạo đức cao cả của nhân dân lao động, ca ngợi tự do, dân chủ, chống

lại cường quyền áp bức, bóc lột. Đó là lòng thương cảm sâu xa đối với

những con người bị xã hội chà đạp, lòng tin vào tâm hồn cao thượng của họ.

Jean Valjean bị xã hội tư sản bóp nghẹt, chăng lưới bao vây, lùng bắt cho

đến chết, vẫn sống một cuộc sống hy sinh cao quý vì những kẻ bị xã hội

ruồng bỏ. Fantine bị xã hội đạp xuống, vẫn là một tâm hồn thanh cao, là một

tấm gương sáng của tình mẹ con. Gavroche là một đứa trẻ bị vứt bên lề

đường Paris, vẫn là một tâm hồn thơ ngây, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp.

«Những Người Khốn Khổ» còn là một bài ca phản kháng đối với cái trật tự

của xã hội tư sản, nó đè bẹp những người nghèo khổ như là một thứ “định

mệnh nhân tạo” và biến những người vì miếng cơm manh áo làm tên lính

bảo vệ nó, thành những cái máy mù quáng, tàn nhẫn. «Những Người Khốn

Khổ» là một tác phẩm chan chứa tinh thần lãng mạn Cách Mạng. Hugo là

một nhà văn lãng mạn. Ông thường dùng phương pháp xây dựng những hình

tượng to lớn để mô tả những tâm hồn siêu việt, những đột biến cao cả trong

lòng người, gây những ấn tượng hùng vĩ cho người đọc. Những nhân vật

chính diện đều sáng ngời đức hào hiệp, hy sinh.

«Những Người Khốn Khổ» còn ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp

vào khoảng 1830. Cái xã hội tư sản tàn bạo được phản ánh trong những nhân

vật phản diện như Javert, Thénardier. Tình trạng cùng khổ của người dân lao

động cũng được mô tả bằng những cảnh thương tâm của một người cố nông

sau trở thành tù phạm, một người mẹ, một đứa trẻ sống trong cảnh khủng

khiếp của cuộc đời tối tăm, ngạt thở. Dưới ngòi bút của Hugo, Paris ngày

Cách Mạng 1832 đã sống dậy, tưng bừng, anh dũng, một Paris nghèo khổ

nhưng thiết tha yêu tự do.

Ưu điểm lớn nhất của Hugo là khi diễn tả xã hội tư sản, ông không chỉ

diễn tả một số nhân vật độc ác, tàn nhẫn, vô lương tâm mà ông trình bày chế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.