NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 21

chết sau Karl Marx hai năm. “Tác phẩm của ông ra đời trên đống gạch đổ nát

của ngục Bastilles và chấm dứt khi những nghiệp đoàn thợ thuyền sắp sửa

tuyên bố rằng mùa xuân sẽ thuộc về họ ngày 1 tháng 5 tại Chicago. Victor

Hugo là tấm gương phản chiếu Cách Mạng Pháp”.

[2]

Quả vậy Hugo đã tiến từ xu hướng Quân Chủ đến tư tưởng Dân Chủ Xã

Hội, từ nghệ thuật lãng mạn đến xu hướng hiện thực. Cuộc đời và tác phẩm

của ông tiêu biểu cho cuộc phấn đấu không ngừng cho cách mạnh, cho tự do

dân chủ, cho hòa bình hữu nghị các dân tộc.

Năm 1849, ở Đại Hội Quốc Tế lần thứ nhất, những người bạn của hòa

bình họp tại Paris, Hugo có nói: “Tư tưởng hòa bình là ở khắp thế giới, là tài

sản của tất cả các dân tộc, mọi người đòi hỏi hòa bình vì hòa bình là hạnh

phúc tối cao của họ”. Hugo đã hết sức bênh vực cho John Brown, người lãnh

tụ phong trào đòi hỏi tự do cho người da đen ở Mỹ, bị Chính Phủ Mỹ kết án

tử hình. Hugo ủng hộ cuộc Cách Mạng ở Ireland, ủng hộ nhân dân đảo

Cyprus khởi nghĩa chống bọn thống trị Thổ Nhĩ Kỳ, ủng hộ cuộc khởi nghĩa

của nhân dân Cuba chống bọn thực dân Tây Ban Nha.

Là lãnh tụ của phái lãng mạn, ông luôn trung thành với những tư tưởng

lãng mạn tích cực, chống đối lại xu hướng lãng mạn tiêu cự, thoát ly. Ông

chế giễu bọn nhà văn hô hào nghệ thuật thuần túy và đòi cho được nghệ

thuật phải phục vụ chân lý, phản ánh thực tế. Hugo đề ra nhiệm vụ của nghệ

thuật là phải phục vụ lợi ích của nhân dân; sức mạnh của văn chương là ở

mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân.

Chủ nghĩa lãng mạn của Hugo thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.

Nó rất gần chủ nghĩa hiện thực, Louis Aragon gọi Hugo là “Nhà thơ hiện

thực”. Tác phẩm của Hugo phản ánh đời sống cùng cực của nhân dân dưới

chế độ tư bản, phản ánh tâm địa xấu xa bỉ ổi của bọn quý tộc, bọn tư sản

thống trị của thời đại. Tác phẩm của ông cũng mô tả được những con người

lao động vùng dậy làm Cách Mạng.

Tuy vậy, cũng phải thấy ngay rằng Victor Hugo chịu ảnh hưởng nặng của

tôn giáo và mức tư tưởng cao nhất của ông là một thứ Chủ Nghĩa Xã Hội

không tưởng kiểu của Saint Simon, Fourier hồi đầu thế kỷ XIX.

[3]

Thế giới

quan của ông, bởi thế, bị hạn chế rất nhiều. Ông không nhận định được quy

luật phát triển của xã hội. Ông tin tưởng rằng chỉ có tư tưởng mới có thể giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.