về phía quần chúng, khi mô tả cuộc chiến đấu hùng tráng của nhân dân cần
lao Paris nổi dậy năm 1832 chống lại chính quyền phản động lúc bấy giờ.
Trong bộ tiểu thuyết Những Người Lao Động Ở Biển, Hugo mô tả cuộc
đấu tranh của chàng đánh cá Gilliatt với biển cả và sự hy sinh cao quý của
chàng cho hạnh phúc của người chàng yêu tha thiết, Déruchette.
Thiên Anh Hùng Ca Của Nhân Loại gồm những bài thơ hào hùng ca ngợi
sự tiến bộ của loài người từ bóng tối nguyên thủy tiến lên một tương lai rực
rỡ.
Năm 1859, Napoléon III ân xá cho Hugo, nhưng Hugo không chịu trở về
nước Pháp. Ông nói: “Giữ tròn lời thề với lương tâm, tôi chịu đến cũng số
phận của tự do. Tự do đã bị trục xuất khỏi đất Pháp, khi nào tự do trở về đất
nước, tôi sẽ trở về cũng với tự do”.
Năm 1870, Đế Chế Thứ III sụp đổ, Hugo trở về Paris. Tuy đứng về lý
tưởng xã hội, ông không tán thành Công Xã Paris, nhưng ông thông cảm sâu
sắc với giai cấp công nhân nổi dậy làm Cách Mạng và khâm phục họ. Sau
khi phong trào bị dập tắt, ông đứng dậy phản kháng những sự trả thù, khủng
bố trắng trợn của bọn thống trị phản động. Ông đòi ân xá cho tất cả những
người tham gia Công Xã và cho một số người trốn ở nhà ông tại Bỉ. Cuộc
Cách Mạng vĩ đại này là nguồn cảm hứng cho một tập thơ có giá trị lớn của
ông là tập Năm Khủng Khiếp (1870-1871). Ở đây, thi hào ca ngợi con người
vô sản đứng lên làm Cách Mạng và kết án những kẻ nhúng tay vào biển máu
để trả thù những người yêu nước. Năm 1874, ông hoàn thành cuốn tiểu
thuyết Chín Mươi Ba, bắt đầu viết từ những năm còn ở ngoài đảo. Ông mô tả
lại cuộc Cách Mạng 1789-1794, coi đó như một sự kiện lớn nhất trong lịch
sử thế giới hiện đại.
Những năm cuối cùng, ông viết Nghệ Thuật Làm Ông, đầy tình thương
yêu trẻ con và hoàn thành tập thơ Thiên Anh Hùng Ca Của Nhân Loại.
Victor Hugo mất ngày 22 tháng 5 năm 1885, được toàn thể nhân dân
Pháp thương tiếc. Ngày đưa tang ông được coi như ngày quốc tang. Những
cựu chiến sĩ Cách Mạng Công Xã Paris kêu gọi mọi người tưởng nhớ đến
nhà đại văn hào đã hết lòng ủng hộ những người lao động tham gia Công Xã.
Cuộc đời của Hugo nằm suốt cả trong thời kỳ bão táp của Cách Mạng
Pháp và của Châu Âu, thế kỷ XIX. Ông sinh trước ngày Đế Chế thành lập và