NHỮNG NGƯỜI Ở KHÁC CUNG ĐƯỜNG - Trang 180

CHƯƠNG

XVI

H

ai người lai nhau trên chiếc xe đạp trông thật tiều tuỵ. Người ngồi

trước xe khoảng ngoài bốn mươi tuổi, có khuôn mặt gầy khắc khổ, đôi mắt
to nhưng có vẻ lờ đờ và chậm chạp. Đáng lẽ anh ta phải ngồi sau mới phải,
vì so với người được đèo, rõ ràng anh ta nhẹ cân và gầy yếu hơn nhiều.
Nhưng buồn thay, người ngồi phía sau, thoạt nhìn tưởng như một vệ sĩ có
dáng hộ pháp, thực ra đó là một thương binh mà sau đôi kính sẫm màu là
hai hốc mắt đã bị bịt kín bởi khoảng tối đen đặc. Anh thương binh ấy chính
là Tựu. Còn con người gầy yếu kia chính là tác giả bài báo nổi tiếng đang
làm xôn xao dư luận cả nước suốt hai tháng nay. - Nhà văn Lữ Hành của
làng Hạ.

Thực ra, tên tuổi của nhà văn Lữ Hành trong giới văn chương từ ngót hai

chục năm nay, sau loạt truyện ngắn đầu tay viết về cuộc sống con người
một vùng biên giới phía bắc, người ta đã ghi nhận anh như một tác giả. Ở
làng Hạ, quê sinh của nhà văn, người ta biết về anh muộn hơn, cụ thể là sau
cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh, được vô tuyến truyền hình chuyển thể
thành kịch nói chiếu rộng rãi trên màn ảnh nhỏ, thì người làng Hạ, từ già
đến trẻ mới vỡ lẽ rằng làng Hạ mình có một nhà văn và tự hào về anh như
một người có danh của làng. Còn với đông đảo bạn đọc, thời gian chủ yếu
phải giành cho rau, lợn, củi, dầu... không có lúc nào rảnh rỗi để sờ đến một
cuốn sách, thì tên tuổi tác giả Lữ Hành, quả là bây giờ họ mới nghe thấy.
Sau bài phóng sự điều tra "Sự thật ở xí nghiệp sản xuất thương binh 27
tháng 7". Nhà báo Lữ Hành được coi như một ngôi sao sáng trong làng báo
chí Việt Nam. Người ta truyền tay nhau tờ báo Lao động có bài của anh cho
đến nhàu nát. Người ta viết thư tới tấp gửi về các cơ quan đài, báo phẫn nộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.