NHỮNG NGƯỜI TẠO RA HIỆN THỰC - TẬP 2 - Trang 250

Dường như chỉ có một thiểu số, thật ít, là thực sự cố gắng, một cách

chuyên chú và trân trọng, lòng cháy bỏng khát khao muốn làm cho đời
sống chung đẹp hơn một chút. Đại đa số thì hoàn toàn không quan tâm điều
đó, thể hiện thù nghịch ra mặt: họ thấy nhóm này thật kỳ quặc, làm chuyện
hoàn toàn chẳng liên quan gì đến những điều hằng ngày họ quan tâm. Cứ
như thể nhóm người nhỏ bé đó muốn làm hại họ không bằng!

Trong một khoảnh khắc, tôi chơi trò nhảy vào tâm trí một người thuộc

nhóm đa số - một phụ nữ tình cờ ở trước mặt tôi vào lúc đó. Nơi này hình
như dân cư đông đúc. Người ta tụ tập để tám chuyện, cũng khá dễ thương
đấy. Nhưng đa số hoạt động của nơi này chủ yếu xoay quanh sự sinh sản
theo kiểu sinh học: chinh phục, giữ lãnh thổ, sở hữu bạn tình, phô diễn...
Đàn ông chơi trò phô trương xem ai tốt mã nhất, đàn bà thì kích cho con
đực này gầm gừ với con đực kia, ai mạnh hơn sẽ lộ rõ qua cuộc chọi nhau.
Tất cả những điều trên được phủ bởi mỹ từ là “giải trí”. Và tất cả bọn họ trở
thành một tầng mỏ béo bở mà những người được cho là có nhận thức cao
của loài người này tha hồ thao túng để rút tỉa bạc tiền. Sự thực là đám đông
vô thức và quê mùa này giống sao là giống một bầy gia súc... và dĩ nhiên
người ta nuôi bò là để lấy thịt và vắt sữa chứ còn để làm gì!

Tôi vừa suýt nổi nóng lên thì một chớp sáng thu hút mắt tôi.
Cảm nhận một rung động quen thuộc, tôi nhảy về phía đó và rơi vào tâm

trí một người thuộc nhóm thiểu số. Trời, lại là phụ nữ nữa! Cô ấy cố gắng
dẫn dắt gia đình mình hết sức có thể, cố gắng dạy cho các con mình một
cách tử tế và truyền cho chúng những giá trị đạo đức - cái mà các phụ nữ
khác cho rằng không thực tế. Họ thì đã quen để mặc con mình lêu lổng, nói
tục, chửi thề... Người phụ nữ mà tôi vừa nhảy vào thăm cũng dành thời
gian cho việc xã hội nữa. Cô chăm sóc và phục vụ cộng đồng quanh mình -
những người đã không trân trọng mà lại thường phỉ báng việc đó nữa. Một
trong số họ nhảy xổ ra trước mặt tôi - à, trước cô gái - và chửi (tôi lược đi
những lời tục tằn): “Ai cần mấy chuyện tự lực cánh sinh sến sẩm rác rưởi
của cô chứ, người nghèo để chính phủ lo!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.