-Các nhà văn trẻ bây giờ kể ra cũng có viết - nhà văn lại nói tiếp -
nhưng... không biết diễn đạt thế nào cho đúng... chứ thật ra thì truyện của
họ chưa thể gọi là truyện được. Vì viết được 1 truyện hay có phải dễ đâu!
-Vâng, tất nhiên rồi, bác bảo bây giờ tìm đâu ra những người viết hay
như hồi các bác được!
"Thì hắn đang ngồi lù lù trước mặt anh đây mà anh mù hay sao!" Nhà
văn suýt buột mồm kêu lên như vậy, nhưng may lại kìm được.
Khi chia tay, viên phụ trách mục văn nghệ cũng lại bảo:
-Xin mời bác có dịp cứ ghé lại chơi. Chúng tôi thật lấy làm hân hạnh.
Suốt 1 tuần liền, nhà văn cứ đi hết toà báo này đến toà báo khác, nói
chuyện với đủ mọi người, từ giám đốc đến chủ bút, thư ký... Lúc thì nói về
các bài xã luận, lúc thì bàn về tiểu thuyết. Nhưng lần nào cũng vậy, ông đều
được người ta trả lời bằng một câu giống nhau "Xin mời bác cứ đến, chúng
tôi rất hân hạnh". Có vài toà soạn ông đến hàng hai, ba lần, nhưng chẳng lần
nào có ai thuê ông viết lấy một chữ, hay đề nghị ông làm cho việc gì. Có lẽ
họ không dám nói với ông vì sợ thiếu tế nhị chăng? Nhưng cũng có thể họ
cho rằng một nhà văn tên tuổi như ông thì chắc phải sống ung dung lắm rồi,
việc gì còn phải làm việc nữa.
Thế cho nên ông mới phải nói thẳng với họ rằng ông cần việc làm, hay
thậm chí một chân gì trong toà soạn cũng được. Kinh nghiệm lâu năm cho
ông biết rằng những chức vụ như trưởng ban, biên tập viên, bình luận viên,
hay tầm thường như một phóng viên thôi, cũng chả đời nào họ dành cho
ông cả. Với lại, ông cũng chả màng đến các chức ấy. Ông sẵn sàng làm bất
cứ việc gì, miễn là có miếng ăn là được rồi.
Ông đi hết toà soạn này đến toà soạn khác. Nhưng cái sách mời chào
quá trịnh trọng của những người đón tiếp ông, những câu "Dạ, thưa bác"
quá lễ độ của họ khiến ông đâm lúng túng, không dám thú nhận cái cảnh