NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 107

khủng khiếp nói trên thì kết quả tất yếu sẽ là thuế suất bị đẩy
lên đến mức cao đến phi lý, chẳng khác mấy so với việc đem hết
tiền của dân sung công. Thay vào đó, các bên tham chiến chủ yếu
viện đến các khoản vay nợ. Song đến khi đã khai thác cạn kiệt tất
cả các nguồn vay tiềm năng, họ đành phải trông chờ vào một cái
mẹo cũ xưa như chính bản thân chiến tranh vậy: lạm phát. Tuy
nhiên, không giống như các vị vua thời Trung cổ phải cạo mép các
đồng tiền để lấy vàng và bạc – cắt xén – hoặc cho phát hành
những đồng tiền đúc bằng thứ hợp kim rẻ mạt – giảm phẩm chất
đồng tiền – các chính phủ trong cuộc Đại chiến quay sang cầu
cạnh các ngân hàng Trung ương, những tổ chức có khả năng dùng các
thủ thuật kế toán cực kỳ tinh vi để che đậy quá trình này. Đến lượt
mình, các ngân hàng Trung ương cũng quên nguyên tắc hoạt động
số một là chỉ phát hành tiền tệ được đối ứng bởi vàng, và thản
nhiên in thêm tiền.

RẤT, RẤT KHÔNG SẴN LÒNG

Trong số tất cả các quốc gia châu Âu tham chiến, nước Anh,

trong nỗ lực nhằm gìn giữ đức tính cẩn trọng khi xử lý các vấn đề
tài khóa vốn là truyền thống lâu đời của đất nước, tỏ ra cực kỳ có
trách nhiệm trong các chính sách tài chính của mình. Trong bốn
năm chinh chiến, chính phủ chi hết tổng cộng 43 tỷ đô-la cho các
hoạt động chiến tranh, trong đó 11 tỷ đô-la là tiền cho vay, số
tiền này được dồn sang các quốc gia đồng minh nghèo hơn của
Anh, chủ yếu là Pháp và Nga. Để trang trải hết khoản chi phí khổng
lồ này, nước Anh gom được khoảng 9 tỷ đô-la, tương đương 20%,
thông qua các khoản thuế bổ sung và chừng 27 tỷ đô-la lấy từ các
khoản vay dài hạn, cả vay nội địa và vay của nước Mỹ. Phần còn lại,
chính phủ vay từ các ngân hàng, mà một phần không nhỏ là vay từ
Ngân hàng Trung ương Anh Quốc. Kết quả là, lượng tiền có mặt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.