NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 118

TRONG TAY CHÍNH PHỦ

Nếu Anh là nước có tinh thần trách nhiệm cao nhất trong số

các bên tham chiến, thì đồng minh là Pháp đã kịp thời cân bằng
lại phẩm chất quý báu này bằng cách biến mình thành kẻ tắc
trách nhất hạng. Chính phủ Pháp đã tiêu tốn tổng cộng 30 tỷ đô-la
cho chiến tranh. Ít có đất nước nào mà dân chúng lại nhiệt tình
chống đối việc nộp thuế bằng người Pháp – dường như họ coi
mỗi yêu sách dù nhỏ nhất từ phía chính quyền đối với tình hình
tài chính của mình đều là một hành động can thiệp phi lý không thể
tưởng nổi của chính phủ “vào những địa hạt kín đáo thiêng liêng
nhất của đời sống cá nhân” và là một sự xâm phạm nghiêm trọng
những quyền công dân cơ bản. Kết quả tất yếu là chí ít trong
vòng hai năm đầu của cuộc chiến tranh, chính phủ Pháp đã chùn
bước không dám tăng thuế, phải đến tận năm 1916 họ mới chịu
thay đổi chính sách này, khi đã cận kề bờ vực sụp đổ nền tài chính.
Tính tổng cộng, nước Pháp chỉ chi trả được chưa tới 5% chiến phí
bằng cách tăng thuế.

Nền cộng hòa được cứu nguy khỏi thảm họa kinh tế cũng nhờ

chính phủ còn có khả năng viện đến hai nguồn khác: thứ nhất là
tầng lớp trung lưu Pháp, vốn khét tiếng hà tiện, nhóm này đã mua
số trái phiếu chính phủ trị giá tới 15 tỷ đô-la; và thứ hai là các chính
phủ nước ngoài, nhất là chính phủ Anh và Mỹ, khi thấy Pháp phải
gánh bao tổn thất về người vì cuộc chiến, đã hào hiệp đứng ra cho
nước này vay tổng cộng 10 tỷ đô-la. Tuy vậy số tiền nói trên vẫn
chưa đủ trang trải hết các chi phí, thành ra phần còn lại được bù
đắp bằng cách in thêm tiền. Lượng tiền trong lưu thông tại Anh
tăng gấp đôi, còn ở Pháp, con số này là ba.

Pháp, chuyện cậy nhờ ngân hàng Trung ương để có thêm

nguồn tiền là một quá trình đơn giản hơn rất nhiều so với ở Anh
- một phần vì theo truyền thống, thống đốc Ngân hàng Trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.