mấy mặn mà với hoạt động của nó. Tuy vậy, mối liên hệ của ông với
tổ chức này kỳ thực lại rất gần gũi. Ông xuất thân từ hai gia tộc
ngân hàng tiếng tăm bậc nhất của thành phố London, thuộc nhóm
các ngân hàng quyền thế nhất đã đóng góp những thành viên làm
nên triều đình, cả ông nội và ông ngoại của ông đều đã giữ vị trí
giám đốc ở đây trong thời gian rất dài và cũng gây được tiếng vang
không nhỏ khi còn tại nhiệm.
Ông nội của ông, George Warde Norman, về cơ bản không dính
dáng nhiều lắm đến lĩnh vực ngân hàng – gia sản ông được thừa
kế là từ buôn gỗ và bất động sản mà ra – song ông nhận được một
khối cổ phần lớn tại Martins Bank sau cuộc hôn nhân và được bầu
làm giám đốc vào năm 1821. Đến năm 1830, ở tuổi ba mươi bảy,
George Norman về hưu, ngừng làm việc toàn thời gian để có thể
dành tâm sức cho điền sản tại Kent, vun đắp niềm đam mê văn
học và lịch sử; tham gia môn cricket, sở thích của cả gia đình; và nuôi
dạy bảy đứa con trai của mình. Tuy nhiên, ông vẫn là một thành viên
đầy tinh thần trách nhiệm của triều đình trong suốt hơn năm
mươi năm, song không giống như đa số các thành viên khác, ông
rất quan tâm đến kinh tế học tiền tệ, và bản thân đã tự tìm tòi để
xây dựng cho mình một vốn kiến thức kha khá về lĩnh vực này.
Cũng như nhiều quý ông thời Victoria thường có nhiều thời gian
rảnh rỗi, ông cho xuất bản các cuốn tiểu luận – nhưng là về học
thuyết tiền tệ - và trở thành một trong những người đi đầu trong
hoạt động hệ thống hóa các quy tắc của chế độ bản vị vàng, các
quy tắc này đã được đưa vào Đạo luật Ngân hàng năm 1844. Ông đã
có lần phá vỡ truyền thống của Ngân hàng Anh quốc vì dứt khoát
từ chối đảm nhiệm vị trí phó thống đốc và thống đốc khi đến
phiên mình. Cũng bởi không thấy có lý do gì khiến mình phải từ bỏ
bao nhiêu thú vui của cuộc sống để tự ôm vào ngần ấy trách nhiệm
và gánh nặng không cần thiết nơi nhiệm sở, ông bèn kêu rằng
thần kinh mình không được tốt, khó lòng chịu được căng thẳng,