giám đốc nào trong ban quản trị mà cho gửi ngay một bức điện tín
đến chính phủ Canada, tiếp đó là bộ phận chịu trách nhiệm canh
giữ kho dự trữ vàng của Anh tại Bắc Mỹ, trong đó ra lệnh cấm cơ
quan này không được chấp hành bất cứ chỉ thị nào từ Bộ Tài chính
ở
London. Chiến tranh Thế giới đang đến hồi căng thẳng, ấy vậy
mà chính phủ Anh lại bị đặt vào tình thế hổ thẹn là có thể mất khả
năng thanh toán những hoá đơn của các nhà cung ứng Mỹ.
Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Lloyd George bèn cho triệu ngay
Cunliffe đến số 10 phố Downing. Sau vài cuộc thương thuyết
khéo léo ở hậu trường theo đúng nghi thức ngoại giao, ngài Cunliffe
viết cho Bộ trưởng Tài chính một bức thư với lời lẽ luồn cúi hết
mức có thể, cúi mong quý ngài “chấp nhận lời xin lỗi vô cùng thành
thật của tôi vì những hành động xúc phạm đến ngài.” Trước đó, do
chiến tranh và trái với truyền thống, Cunliffe đã được bổ nhiệm
thêm một nhiệm kỳ hai năm nữa. Song sau sự kiện này, ông ta đã
không bao giờ được tái bổ nhiệm một lần nào nữa.
TRONG SUỐT CUỘC CHIẾN, Ngân hàng Trung ương Anh
quốc ngày càng mở rộng vai trò của mình với tư cách là cơ quan bảo
lãnh và tài trợ cho các khoản nợ của chính phủ, một số ít các lãnh
đạo cấp cao của ngân hàng dần thấy mình bị cuốn sâu hơn vào
vòng công việc và trách nhiệm. Năm 1915, phó thống đốc, Brian
Cockayne, mời Montagu Norman làm cố vấn cho mình. Mặc dù
đây là một vị trí phi chính thức và cũng không được trả lương, song
Norman lúc ấy đang khá nhàn rỗi sau khi rời Brown Shipley đã vồn
vã nhận ngay công việc này. Ông đã tham gia vào Ban quản trị Ngân
hàng từ năm 1907, khi mới ba mươi sáu tuổi; tuy nhiên, sự góp mặt
của ông chủ yếu để phục vụ truyền thống lâu đời của ngân hàng, vì
luật bất thành văn đã quy định phải có một người đại diện cho
Brown Shipley có mặt trong triều đình. Thực ra trong những năm
đầu, ông hiếm khi lai vãng đến ngân hàng và cũng tỏ ra không