nữa, Napoléon ra lệnh thay đổi các quy chế của Ngân hàng, từ nay
trở đi, thống đốc và hai phó thống đốc sẽ được chính phủ trực
tiếp bổ nhiệm, mà ở thời điểm đó, thì chính phủ còn là ai khác ngoài
Napoléon. Ngài tuyên bố, “Ngân hàng Trung ương Pháp không chỉ
thuộc về các cổ đông, mà còn thuộc về nhà nước... Trẫm muốn
Ngân hàng này nằm trong tay chính phủ ở mức vừa phải nhưng
không bị lệ thuộc thái quá.”
ĐỐI VỚI ÉMILE MOREAU, cuộc chiến tranh cũng đồng nghĩa
với với việc kéo dài thêm những ngày tháng lưu đày của ông tại trụ sở
Ngân hàng Algeria. Năm 1914, sau khi Henriette Caillaux được tha
bổng, chắc hẳn ông cũng đã ngầm ấp ủ ít nhiều hy vọng được
quay lại làm việc tại Bộ Tài chính dưới trướng sư phụ cũ Caillaux.
Song tia hy vọng mong manh này đã nhanh chóng bị vùi dập khi
chiến tranh bùng nổ, vì Caillaux, vốn bị xem là luôn có thái độ yếu
đuối trước nước Đức, đã không được mời vào chính phủ thời chiến.
Thực ra, trong thời gian chiến tranh diễn ra, Caillaux thậm chí
còn chuốc thêm vạ vào thân nữa. Sẵn bản tính bộp chộp, ông ta đã bị
lôi kéo vào một nhóm các nhân vật mờ ám đang cố gắng đàm phán
một thoả thuận hành lang với Đức. Một trong những kẻ nói trên, Paul
Bolo-Pasha, một tay lừa đảo làm việc cho cả phó vương Ai Cập và mật
vụ Đức, bị bắt giữ năm 1917, sau đó bị xử bắn với tội danh gián
điệp. Một làn sóng tầm nã điệp viên tràn qua khắp nước Pháp, và
chính Caillaux cũng bị kết tội phản quốc. Ông bị tước quyền miễn
trừ của nghị viên và bị tống vào tù vào đầu năm 1918. Cuối cùng
đến năm 1920, ông bị đưa ra xét xử trước Nghị viện, đóng vai trò
như toà án tối cao. Mặc dù được tuyên trắng án đối với tội phản
quốc, một tội tử hình, song ông vẫn bị kết tội đã “có những cuộc
đối thoại khinh suất” với kẻ thù và phải lãnh án ba năm tù; năm
năm bị tước bỏ hoàn toàn mọi quyền công dân; kèm theo một hình
phạt kỳ quặc chỉ có ở Pháp, interdiction de séjour - bị trục xuất khỏi