NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 122

Paris, một hình phạt cổ xưa thường áp dụng cho các con nghiện, dân
buôn bán nô lệ da trắng, và bọn côn đồ.

Khi dõi theo tấn bi kịch mang đậm màu sắc khôi hài nói trên,

những trò hề mà vị lãnh đạo cũ của mình lại là kẻ sắm vai chính,
hẳn cũng có không ít lần Moreau tự cảm thấy mình đã bị nguyền
rủa vì không biết chọn chúa mà thờ. Dẫu rằng Ngân hàng Algeria
cũng được vời đến để đóng góp một vai trò rất đỗi khiêm tốn trong
công cuộc hỗ trợ nguồn tài chính phục vụ chiến sự - ngân hàng này
cung cấp khoản vay trị giá chừng 200 triệu đô-la cho chính phủ -
song số tiền này thật chẳng thấm tháp gì nếu so với 4 tỷ đô-la mà
Ngân hàng Trung ương Pháp đã bỏ ra. Đến năm 1919, Moreau gần
như chỉ còn giữ một điều tâm niệm cuối cùng, đó là sống nốt
cuộc đời công chức trong “cái ao tù” của Ngân hàng Algeria.

TUÂN LỆNH VÀ PHỤC TÙNG

Chiến lược trang trải các chi phí quân sự của nước Đức hoàn toàn

bị chi phối bởi niềm tin tuyệt đối của nhóm cận thần vây quanh
hoàng đế Đức, cho rằng chiến tranh sẽ chỉ diễn ra trong một thời
gian ngắn, và rằng người Đức sẽ chiến thắng giòn giã, nên tất cả
những hóa đơn khổng lồ ắt sẽ đổ lên vai kẻ chiến bại. Trong tổng
số 47 tỷ đô-la đã đổ vào chiến tranh, chính phủ Đức chỉ chi trả được
chưa tới 10% nhờ tiền thu thuế. Và bởi nước Đức không có một thị
trường tài chính phát triển tinh vi như nước Anh, hay đội quân hùng
hậu gồm toàn những con người thuộc tầng lớp trung lưu ưa thói
tiết kiệm như nước Pháp, hay một đồng minh giàu có ở bên kia bờ
đại dương sẵn lòng cho nước này vay những khoản tiền kếch sù,
nên kết quả tất yếu là nó đành phải viện đến một nền tài chính
lạm phát cao khủng khiếp. Trong thời gian chiến tranh, lượng tiền
trong lưu thông ở Đức phình ra gấp tới bốn lần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.