Von Havenstein là một viên chức nhà nước đúng kiểu truyền
thống và tin tưởng mãnh liệt vào uy lực tối cao của bổn phận. Như
một chủ ngân hàng đã có lần viết, “Tuân lệnh và phục tùng [là] một
phần máu thịt của ông.” Mặc dù Ngân hàng Trung ương Đức thuộc
sở hữu hợp pháp của một nhóm các cổ đông tư nhân, song Von
Havenstein và tất cả các vị lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này lại
có trách nhiệm phải giải trình trước một ủy ban gồm toàn các chính
trị gia: thủ tướng Đế chế Đức và bốn thành viên khác đại diện cho
các bang của Đức. Cơ cấu này được thiết kế bởi chính người sáng
lập ra Ngân hàng Trung ương Đức, Bá tước Otto von Bismarck, người
thấu hiểu quyền lực hơn ai hết. Ngoài khối tài sản cá nhân khổng
lồ, ngài Bismarck tỏ ra không mấy mặn mà với môn kinh tế học.
Tuy nhiên, khi Ngân hàng Trung ương Đức ra đời vào năm 1871, cố
vấn riêng trong lĩnh vực ngân hàng đồng thời là tâm phúc của ngài,
Gershon Bleichroder, đã cảnh báo ngài rằng về sau ắt sẽ xuất
hiện những tình huống trong đó những cân nhắc về mặt chính trị
còn quan trọng hơn nhiều so với các suy xét mang tính kinh tế
thuần túy và ở vào những trường hợp như vậy, một ngân hàng Trung
ươ
ng hoạt động quá độc lập sẽ là một điều phiền toái không nhỏ.
Do đó, mặc dù cung tiền của nước Đức liên tục phình ra trong
suốt cuộc chiến, và giá cả tăng hơn gấp bốn lần – tỷ lệ lạm phát
vượt mức 40%/năm – song Von Havenstein vẫn oai phong lẫm liệt
chẳng khác nào một vị anh hùng dân tộc. Ông được phủ lên người vô
vàn những tước hiệu và huân chương, cực kỳ nổi tiếng trong mắt
công chúng, và Hoàng đế Đức thậm chí còn ưu ái đặt cho ông cái biệt
hiệu đầy ẩn ý der Geld Marschall, “vị tướng tiền tệ.”
Mặc dù tin chắc rằng cuộc chiến tranh là một sai lầm lớn,
song cũng như bao công dân khác của Đế chế Đức, Hjalmar
Schacht vẫn không ngại ngần hiến hết sức lực, tâm huyết phục vụ
cho nỗ lực chiến tranh của tổ quốc. Ông bị cận thị nặng nên được