NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 174

8. Chú Shylock

NHỮNG MÓN NỢ CHIẾN TRANH

Đừng cho ai vay mượn, cũng đừng vay mượn ai, vì cho vay

thường mất cả tiền lẫn bạn.

WILLIAM SHAKESPEARE, Hamlet

VẤN ĐỀ THU HỒI các khoản bồi thường chiến phí từ nước

Đức càng trở nên muôn phần phức tạp hơn bởi những món nợ
chiến tranh với nước Mỹ. Nước Anh đã bước vào cuộc chiến với vị
thế “ngân hàng của thế giới,” kiểm soát tới hơn 20 tỷ đô-la các
khoản đầu tư nước ngoài. Không một trung tâm tài chính nào khác -
không phải Berlin hay Paris, và chắc chắn chẳng phải New York -
có thể bén gót với vị thế của London với tư cách là trục xoay của nền
tài chính quốc tế. Hai phần ba lượng tín dụng thương mại giúp giữ
cho hàng hoá được luân chuyển trơn tru trên khắp toàn cầu và một
nửa tổng đầu tư dài hạn chảy qua đây - con số ước tính là trên 500
triệu đô-la một năm. Trong khi đó, nước Pháp, mặc dù chưa bao giờ
là một cường quốc tài chính có vị trí thống trị như Anh, cũng có
danh mục đầu tư nước ngoài lên đến 9 tỷ đô-la, trong số đó, có tới
5 tỷ đô-la được đầu tư vào Nga.

Để chi trả cho bốn năm dài đằng đẵng hao tiền tốn của vừa

qua, tất cả các quốc gia tại châu Âu đã cố gắng vay mượn số
tiền nhiều nhất có thể từ mọi nguồn sẵn có. Hiệu ứng tất yếu là
một sự dịch chuyển đột ngột trong dòng vốn trên khắp thế giới. Cả
Anh và Pháp đều buộc phải thanh lý một lượng lớn những tài sản
mình nắm giữ ở nước ngoài để thanh toán cho các đơn hàng nhập
khẩu các loại nguyên liệu thô quan trọng, và cuối cùng cả hai đành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.