NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 207

thông ngoài thị trường hoặc vàng thỏi do các ngân hàng thương mại,
như Barclays và Midland, nắm giữ. Đến năm 1920, Ngân hàng
Trung ương Anh quốc đã cho chính phủ vay một khoản tiền khổng
lồ nhằm trang trải cho các chi phí chiến tranh, nhiều đến nỗi
tổng cung tiền đã phình lên đến mức 12 tỷ đô-la, đẩy giá cả tăng
gấp hai lần rưỡi. Trong khi đó, kho dự trữ vàng của nước Anh về cơ
bản vẫn giậm chân tại chỗ. Do đó, nếu vào năm 1913, mỗi đô-la tiền
tệ được đối ứng bằng lượng vàng trị giá 15 cent, thì đến năm 1920,
con số này giảm xuống chỉ còn chưa tới 7 cent vàng. Ngân hàng
Trung ương Anh quốc ra sức vận dụng mọi phương cách có thể để
tiết kiệm vàng, chẳng hạn, bằng cách thay thế các đồng vàng
bằng tiền giấy, và bằng cách đưa vàng thỏi vốn do các ngân
hàng thương mại cất giữ về khóa lại trong két của riêng mình. Tuy
nhiên, đến cuối cuộc chiến tranh, thực tế đã phơi bày rõ mồn
một rằng kho dự trữ của đất nước không thể cung cấp lớp đệm
tiền tệ đủ dày có thể giúp nước Anh tính chuyện quay về chế độ
bản vị vàng với tỷ giá quy đổi cũ của năm 1914 được.

Tất cả các quốc gia bị kéo vào cuộc chiến tranh, thậm chí cả

nước Mỹ, đều phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan
tương tự. Nguyên do là vì họ đều ít nhiều phải viện đến chính sách
tài chính lạm phát. Về cơ bản chỉ có hai cách để khôi phục lại thế
cân bằng trước kia giữa giá trị kho dự trữ vàng và tổng cung tiền.
Một là đảo ngược toàn bộ quá trình lạm phát và xì hơi bong bóng
tiền tệ thông qua việc thật sự rút bớt lượng tiền đang có mặt trong
lưu thông. Đó là con đường chuộc lỗi. Song nó lại quá đau đớn. Vì nó
nhất định sẽ đòi hỏi phải có một giai đoạn tín dụng thắt chặt và lãi
suất cao cực kỳ gắt gao, một động thái gần như chắc chắn sẽ dẫn
đến suy thoái và thất nghiệp, chí ít là cho đến khi giá cả bị dìm
xuống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.