NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 208

Cách còn lại là chấp nhận rằng những lỗi lầm quá khứ là không

thể vãn hồi được nữa và tái lập lại thế cân bằng tiền tệ chỉ với vài
nét bút thông qua việc cắt giảm giá trị của tiền tệ nội địa dưới dạng
vàng – nói một cách khác, là chính thức giảm giá trị tiền tệ. Nghe
qua thì có vẻ nhẹ nhàng. Song đối với cả một thế hệ đã luôn tôn
sùng sự chắc chắn của chế độ bản vị vàng, giảm giá trị tiền tệ bị
xem như một hình thức chiếm đoạt, một hành vi lừa đảo các nhà
đầu tư và chủ nợ, cướp trắng giá trị đích thực của số của cải họ đã
tằn tiện ki cóp. Thêm nữa, đây chẳng phải là một giải pháp hoàn
toàn miễn phí. Những ngân hàng Trung ương đã viện đến giải pháp
giảm giá trị như một cách để dọn dẹp đống tàn dư tiền tệ ngổn
ngang của quá khứ khi bị coi ngang với hóa thân tài chính của mấy
gã nghiện rượu hoàn lương – khó mà rửa sạch nổi vết nhơ in dấu
trên thanh danh về tính kỷ luật tài chính của họ, và hệ quả tất yếu
về sau là họ thường phải trả hết các khoản nợ rồi mới được vay
tiếp.

Một phép so sánh về sự lựa chọn giữa giảm phát và giảm giá trị

tương đối dễ hình dung là trường hợp một người đã lên cân và không
còn mặc vừa đống quần áo cũ của mình nữa. Anh ta có thể chọn giải
pháp giảm bớt cân nặng – tức là, giảm phát – hoặc đành chấp nhận
rằng vòng eo đồ sộ này là sự đã rồi, không có cách gì cứu chữa
được nữa và mua quần áo khác – đó là giảm giá trị. Giảm phát hay
giảm giá trị đã trở thành vấn đề kinh tế trung tâm của mọi quốc
gia thời kỳ hậu chiến. Gánh nặng giảm phát sẽ đè lên vai công nhân,
doanh nghiệp, và người đi vay, còn giảm giá trị sẽ khiến những người
tiết kiệm thiệt hại ghê gớm. Số phận của nền kinh tế thế giới
trong hai thập kỷ tiếp đó còn bị chấp chới giữa những con đường
mà mỗi quốc gia lựa chọn. Nước Mỹ và Anh chọn giảm phát, còn Đức
và Pháp lại nghiêng theo hướng giảm giá trị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.