NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 223

cách lý trí và đầy tinh thần trách nhiệm, ông lập luận, mà không
cần phải trói buộc họ vào cái “di sản man rợ” này.

Mặc dù Tiểu luận là một chuyên khảo mang tính chuyên môn sâu,

song cậu sinh viên Cambridge vẫn ẩn nấp trong con người Keynes
không thể cưỡng lại thú vui thêm mắm dặm muối cho cuốn sách
với những lời mỉa mai châm biếm tinh quái đã từng đem lại thành
công rực rỡ cho Những hậu quả kinh tế. Và ông còn không quên gia
giảm thêm những lời bình luận vô cùng dí dỏm – nổi tiếng nhất
trong số đó phải kể đến “trong dài hạn thì chúng ta đều chết cả
rồi” – đã tạo thành chất sắc sảo tinh tế rất riêng trong cách ăn
nói của ông.

Nhưng trên hết, chính năng lực tuyệt vời của Keynes trong việc

bóc tách cái vỏ bề ngoài của các hiện tượng tiền tệ và hé lộ một
phần trong số những sự thật bên trong nó và những mối liên hệ
của nó với xã hội nói chung đã biến Tiểu luận thành một tác phẩm
kinh điển có sức sống bền bỉ. Chẳng hạn, thông qua việc rà soát
những hậu quả mà giá cả tăng cao gây nên đối với những tầng lớp
nhân dân khác nhau trong một bức tranh kinh tế đã được cách điệu
hóa – cái mà các nhà kinh tế học thời nay gọi là một mô hình – ông
chỉ ra rằng lạm phát không chỉ đơn thuần là hiện tượng giá cả gia
tăng, mà còn là một cơ chế cực kỳ tinh vi giúp phân phối lại của cải
giữa các nhóm xã hội – nó chuyển của cải từ những người tiết kiệm,
chủ nợ và người làm công ăn lương sang chính phủ, con nợ, và các
doanh nhân. Từ đó ông nhấn mạnh thực tế rằng lạm phát hậu
chiến tại các quốc gia như Pháp và Đức không chỉ là kết quả của
một lỗi sai trong chính sách tiền tệ. Mà thực ra, đó là một triệu
chứng của sự bất đồng căn bản đã làm rạn vỡ cả xã hội châu Âu từ
sau chiến tranh xoay quanh vấn đề làm thế nào để phân chia
gánh nặng tài chính tích lũy mà cuộc xung đột khủng khiếp đó đã để
lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.