NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 229

thống Dự trữ Liên bang và Kho bạc nước Mỹ sẽ sử dụng kho dự trữ
vàng của mình ra sao đây.”

KEYNES LÀ NGƯỜI đầu tiên nhận chân và ghép nối lại rằng,

bất chấp những lời phô trương hoa mỹ của đông đảo quần chúng
về công cuộc khôi phục lại chế độ bản vị vàng, thì những cơ sở mới
cho quá trình này thực chất rất khác biệt so với cơ chế tự động và
thiêng liêng hồi trước chiến tranh. Như ông đã chỉ ra trong Tiểu
luận, “Một chế độ bản vị đô-la đã được thiết lập trên nền tảng
chiếc bệ đặt Con Bê Vàng. Trong hai năm vừa qua, nước Mỹ đã vờ
như mình đang duy trì một chế độ bản vị vàng. Thực chất nó đã xây
dựng một chế độ bản vị đô-la.”

Trên thực tế, nó có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang đã ngập trong

lượng vàng lớn đến nỗi từ vị trí ngân hàng Trung ương của Mỹ, nó đã
tiến lên vị thế ngân hàng Trung ương của toàn bộ thế giới công
nghiệp. Mối lo lớn nhất của Keynes là Anh và các quốc gia châu
Âu lớn khác rồi sẽ thấy mình bỗng nằm dưới quyền sai khiến
của một Cục Dự trữ Liên bang chỉ biết chăm chăm tập trung vào
những nhu cầu của nền kinh tế nội địa nước Mỹ, đem những
xiềng xích của chính sách tín dụng nước Mỹ trói vào cổ người dân
châu Âu đang trong cơn khát vàng khổ sở. Strong đang tiến trên con
đường xây dựng một chế độ bản vị vàng một chân, trong đó cái chân

phía châu Âu sẽ bị neo chặt vào những quy tắc cổ điển, còn cái

chân ở phía Mỹ lại được FED điều khiển dựa trên những mục tiêu và
ràng buộc của riêng mình.

Keynes hẳn phải thấy kinh hồn hơn nữa nếu ông đi sâu tìm

hiểu thêm về cơ chế vận hành của FED cũng như hiểu rõ hơn cá
tính của những con người đang nắm trọng trách lèo lái cơ quan này.
Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913 là một thỏa thuận chính trị.
Những quyết sách về mức lãi suất và các điều kiện tín dụng được
trao vào bàn tay của mười hai ngân hàng dự trữ khu vực. Mạng lưới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.