NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 285

bùng nổ hoạt động cho vay từ các ngân hàng Mỹ tới nước Đức sẽ cung
cấp nguồn lực cho sự hồi phục của nền kinh tế nước này trong
những năm tới và đưa đồng tiền mới về trạng thái bình ổn.

Young, vị kiến trúc sư trưởng đích thực của kế hoạch này, đã tin

rằng trong bầu không khí ngột ngạt của tâm trạng cay cú và những
lời buộc tội lẫn nhau, châu Âu sẽ có thể tìm đường đi tới một giải pháp
cuối cùng chỉ bằng cách tránh đối đầu trực diện với những rắc
rối của chính mình. Do đó, kế hoạch này đã chủ định gạt ra ngoài
lề rất nhiều vấn đề quan trọng. Tổng hóa đơn số tiền bồi
thường chiến phí vẫn không được xác định chính xác. Kết quả là
tâm lý oán hận vẫn nung nấu như một cái ung nhọt không có thuốc
giải bên trong lòng nước Đức. Thêm nữa, sự thịnh vượng mới của nước
Đức phụ thuộc vào cái mà Keynes mô tả là “một dòng tuần hoàn
giấy khổng lồ” xuyên Đại Tây Dương: “Nước Mỹ cho nước Đức vay
tiền, nước Đức chuyển số tiền tương đương cho các nước Đồng
minh, các nước Đồng minh lại mang trả lại cho chính phủ Mỹ.
Không có gì thật sự thay đổi cả - chẳng ai nghèo đi xu nào. Chỉ có
khuôn máy rập, máy in chạy miệt mài hơn.” Không ai dám tiên đoán
điều gì sẽ xảy ra một khi bản nhạc chấm dứt.

Tuy nhiên, những sự phô trương buổi đầu liên quan đến kế

hoạch này đã giúp đưa Charles Dawes, cho tới thời điểm đó mới chỉ là
một nhà tư bản tài chính không mấy tiếng tăm, lên đài cao của
danh vọng và tiền tài. Mùa hè năm 1924, Coolidge đã lựa chọn ông
làm người đồng hành với mình trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng;
Dawes đã được bầu làm phó tổng thống Mỹ vào mùa thu năm ấy.
Vì công lao đã cho châu Âu thêm thời gian và chí ít cũng tạo ra được
cái ảo tưởng rằng những cuộc chiến của châu lục già xoay quanh
vấn đề tiền bạc cuối cùng cũng chấm dứt, ông đã được trao giải
Nobel Hòa bình vào năm 1925.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.