NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 289

song toàn nền kinh tế đã hồi phục khả quan; kim ngạch xuất
khẩu tăng vọt. Số người thất nghiệp ở Pháp chỉ bằng một phần
nhỏ so với Anh. Như một nhà báo thời đó đã tổng kết, “Trong khi
nước Anh có một nền tài chính lành mạnh và một nền kinh tế ốm
yếu, thì Pháp lại có một nền kinh tế lành mạnh và một nền tài
chính ốm yếu.”

Tất cả những nỗi đau tự mình chuốc lấy nói trên có lẽ cũng

đáng nếu như bằng cách đó, nước Anh có thể đạt được mục tiêu
kinh tế số một thời hậu chiến của mình: đưa đồng bảng trở lại với
vị thế như hồi trước chiến tranh. Song ngay cả những phần
thưởng cho đức hạnh ấy hóa ra cũng rất mơ hồ.

Đến mùa thu năm 1924, đồng bảng rơi vào thế bế tắc. Đã

dao động quanh mức một bảng ăn 4,35 đô-la trong hai năm trời,
dường như nó không có khả năng tăng giá thêm chút nào nữa. Bất
chấp tình trạng thất nghiệp phổ biến trên diện rộng và lãi suất
cao nhất, giá cả ở Anh vẫn kiên gan cố thủ ở mức cao tương đối so
với Mỹ. Kể cả theo hầu hết các tính toán thì mức chênh lệch này chỉ
là 10%, song chính cái 10% cuối cùng ấy lại tỏ ra là chướng ngại khó
vượt qua nhất.

Đứng trước một nền kinh tế lẻo khẻo, giá cả quá cao, và đồng

tiền rõ ràng đã kẹt cứng ở mức thấp hơn mức cân bằng thời tiền
chiến khoảng 15%, một nhóm các nhà kinh tế học đã lên tiếng kêu
gọi các nhà chức trách nên từ bỏ nỗ lực ngoan cố của mình hòng đẩy
giá cả xuống sâu hơn cùng mục tiêu khôi phục tỷ giá hối đoái thời
trước chiến tranh. Bất kỳ cố gắng nào trong tình hình hiện nay
nhằm trở lại với chế độ bản vị vàng với mức cân bằng cũ sẽ chỉ đẩy
thêm hàng trăm ngàn con người nữa vào cảnh không công ăn việc
làm. Họ cho rằng nên lựa chọn một mức giá mới cho đồng bảng sao
cho phản ánh được những hiện thực của nước Anh thời hậu chiến:
môi trường quốc tế thay đổi, những lực lượng cạnh tranh mới, cơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.