sống kinh tế của nước Mỹ cả.” Lẽ đương nhiên, khi ngồi trên
đống vàng khổng lồ như vậy, người Mỹ sẽ có động lực muốn bảo
đảm rằng họ vẫn tiếp tục chiếm một “vị trí quyền lực và chi
phối” càng lớn càng tốt trong nền tài chính thế giới. Tuy nhiên,
Churchill cũng đặt nghi vấn liệu điều này có phục vụ cho lợi ích của
nước Anh hay không và lo ngại rằng mặc dù việc trở lại với vàng là
quyền lợi thiết thân của tất cả các nhà tư bản tài chính tại thành
phố London, song nó chưa hẳn đã là quyền lợi của những nhóm
người khác trên nước Anh: “Các thương nhân, các nhà sản xuất,
người lao động, và người tiêu dùng.” Đó quả là một tài liệu hầu như
có thể được chấp bút bởi chính Maynard Keynes.
Norman có xu hướng đối đãi với Churchill như với một trong
những thế lực tự nhiên thông minh song thất thường, và cần phải
được chế ngự chặt chẽ. Teddy Grenfell, chủ tịch của Morgan
Grenfell, chi nhánh tại London của tập đoàn House of Morgan, và
đồng thời là một giám đốc của Ngân hàng Trung ương Anh quốc,
đã tóm lược lại một cách cô đọng và đích xác nhất: “Chúng tôi, đặc
biệt là ngài Norman, đều cảm thấy rằng tài trí của vị bộ trưởng
mới là một mối nguy hiểm. Hiện thời ông vẫn là một học sinh hiếu
học, song một khi ông đã có thể đứng trên đôi chân của chính mình
và tin rằng ông hiểu hết những vấn đề kinh tế, thì rất có thể,
bằng vài cử chỉ vô ý, ông sẽ đẩy tất cả chúng ta vào rắc rối.”
Phản ứng của Norman trước bản thư báo phản ánh chính xác tính
cách của ông - một phân tích trong đó liệt kê rành rõ những ưu
khuyết của một chính sách hoàn toàn không phù hợp với phong cách
của ông. Thay vào đó, ông viết cho Churchill như sau, “Chế độ bản
vị vàng là vị “thống đốc” giỏi nhất có thể được tạo ra cho một thế
giới vẫn còn nặng tính trần tục hơn là thần thánh.” Ông cảnh báo
rằng nếu ông ta chọn trở lại với vàng, ông có thể bị “những kẻ ngu
dốt, bọn con bạc và các nhà tài phiệt công nghiệp lỗi thời lợi dụng,”