thành ra quá cồng kềnh, và một lần nữa, ông lại để vuột mất nó,
lần này là vào tay gia đình Du Pont.
Ở
thời điểm nhà Du Pont mua cổ phần của trong General Motors,
công ty này đang sản xuất 250.000 chiếc xe mỗi năm, mới chỉ thu
về khoảng 30 triệu đô-la lợi nhuận, và được định giá trên mức 200
triệu đô-la một chút. Dưới bàn tay lèo lái của ban quản trị mới,
General Motors leo lên vị trí công ty làm ăn phát đạt nhất nước và là
cục cưng của Phố Wall. Đến năm 1925, nó đã chế tạo ra hơn
800.000 chiếc xe mỗi năm, tương đương với chừng 25% tổng số xe
được bán ra trên khắp nước Mỹ và mang lại khoản lãi tới 110 triệu
đô-la. Giá cổ phiếu của nó trong năm năm đó tăng gấp bốn lần
về giá trị, từ mức 25 đô-la lên đến hơn 100 đô-la một cổ phiếu.
Được tiếp sức bởi những công ty tăng trưởng mạnh mẽ như
General Motors, thị trường chứng khoán phình to lên mãi, trở thành
một thứ quái thú tài chính trong suốt đợt tăng giá Coolidge. Đến
giữa thập kỷ 1920, hàng năm khoảng 1 tỷ đô-la lại được huy động để
phục vụ các khoản đầu tư mới, số công ty niêm yết đã tăng lên
gấp năm lần, và tổng giá trị cổ phiếu nhảy từ mức hơn 15 tỷ đô-la
vào năm 1913 lên tới hơn 30 tỷ đô-la vào năm 1925.
Phố Wall không phải là đối tượng duy nhất hưởng lợi từ quá
trình tăng trưởng kinh tế. Đi liền với một thị trường chứng khoán
sôi động là đợt sốt bất động sản tại Florida. Kể từ sau chiến tranh,
Florida đã tràn ngập trong dòng thác lũ người nhập cư bị hút về đây
bởi khí hậu ôn hoà - chỉ trong năm năm, dân số Miami đã tăng hơn
gấp đôi. Toàn bộ tiền của đổ về đây đã đẩy giá nhà đất lên tới
mức cao không thể tưởng nổi. Bị mê hoặc bởi các tờ rơi hứa hẹn về
những hàng dừa duyên dáng, bãi biển cát vàng óng ả, bầu trời ngập
nắng mật ong, và gió thổi rì rào, song lại “quên” không đả động đến
những cơn bão dữ và các đầm lầy rợp bóng cây đước, dân chúng
bắt đầu chen nhau đi mua đất, bất chấp tốt xấu. Các dự án