vẫn còn cay cú vì những trò phá thối mà ông đã phải chịu đựng suốt
bao năm qua, đã kiên quyết gạt Hội đồng khỏi mọi hoạt động nghị
sự - một hành động tiểu nhân chẳng vì mục đích gì ngoài chuyện chọc
giận Hội đồng và gây thù chuốc oán thêm cho ông.
Vài ngày sau khi thống đốc các ngân hàng Trung ương châu Âu
đã ra về, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và tám ngân hàng
dự trữ khác tổ chức bỏ phiếu để quyết định xem có cắt giảm lãi
suất từ 0,5% tới 3,5% hay không. Đó là một động thái gây chia rẽ sâu
sắc toàn bộ hệ thống. Bốn ngân hàng dự trữ ‒ Chicago, San
Francisco, Minneapolis, và Philadelphia – một mực khẳng định rằng
việc làm này sẽ chỉ dung túng thêm các hoạt động đầu cơ trên thị
trường chứng khoán mà thôi, và từ chối không làm theo. Cho đến
thời điểm đó, Hội đồng đã phải chấp nhận thực tế rằng mặc dù
nó có thể bác bỏ quyết định của các ngân hàng dự trữ, song nó lại
không thể ép họ thay đổi chính sách. Giờ đây, trước một quyết định
gây tranh cãi đang ở thế thắng bại bất phân trong cả nội bộ các
ngân hàng dự trữ lẫn bản thân Hội đồng, Hội đồng bèn ra phán
quyết rằng thực ra theo luật định, nó vẫn có quyền ép Chicago và
các ngân hàng thuộc phe phản đối phải chiều theo ý kiến của số
đông. Mệt mỏi với những lời phê phán và buộc tội đi liền sau đó, Chủ
tịch Crissinger đã xin từ chức.
Tình cờ là hai nhân vật ầm ĩ nhất trong nhóm những người hay
chỉ trích Strong lại không có mặt ở tâm bão khi FED ra quyết định
cắt giảm lãi suất. Từ giữa tháng Bảy, Miller đã về California để
hưởng kỳ nghỉ kéo dài hai tháng, mặc dù ông cũng cố gắng hết sức
để gây ảnh hưởng từ xa hòng phản đối quyết định nói trên. Hoover
thì đang ở miền Nam, còn bận tối mắt tối mũi với việc cắt đặt
các hoạt động cứu trợ nhằm khắc phục hậu quả của cơn lũ lớn ở
Mississippi năm đó. Khi quay về vào tháng Tám, ông đệ trình một
bản thư báo lên Hội đồng, trong đó kêu ca rằng “lạm phát tín dụng