cần thiết làm xẹp bong bóng hiện thời. Thế nhưng tất cả đều vô
hiệu.
Ở
Bộ Tài chính, Andrew Mellon thậm chí còn làm được ít hơn
thế. Đến năm 1929, ông đã phục vụ qua ba đời tổng thống Mỹ và
được ca ngợi là “Bộ trưởng Tài chính xuất sắc nhất kể từ thời
Alexander Hamilton”. Với vẻ ngoài u buồn và hốc hác, trông ông
chẳng có vẻ gì là nhân vật đứng đằng sau sự thịnh vượng của nền
kinh tế Mỹ trong suốt một thập kỷ qua. Thật sự mà nói, phần lớn
những thành công ông có được đều là do may mắn. Năm 1921, ông
tiếp quản một nền kinh tế còn nhiều dấu ấn của thời chiến.
Khoản bồi thường chiến phí cho phép ông tăng chi tiêu công lên
gần gấp rưỡi, cùng lúc đó vẫn cắt giảm thuế thu nhập và giảm bớt
nợ quốc gia từ 24 tỷ đô-la xuống còn 16 tỷ đô-la. Trong lĩnh vực tài
chính quốc tế, ông phó mặc mọi vấn đề liên quan đến tiền tệ
cho Benjamin Strong. Tương tự như thế, mặc dù là thành viên của
Hội đồng Thống đốc FED, ông thường xuyên vắng mặt trong các
cuộc bàn thảo, phần lớn những thành công của Hội đồng trong
chính sách tiền tệ đều có bàn tay của Strong. Còn những gì nước
Mỹ đóng góp được trong việc giải quyết các vấn đề bồi thường
chiến tranh thì phần lớn đều là do công sức của giới doanh nhân,
như Dawes và Young chẳng hạn. Mellon tuyên bố rằng ông đóng
vai trò chủ chốt trong việc tái cơ cấu nợ chiến tranh của các nước
Đồng minh. Nhưng phần đàm phán với người Anh thật sự rất khó
khăn và thỏa thuận chỉ có thể đạt được nhờ vào sự nôn nóng của họ
nhằm tái lập vai trò chủ chốt của nước Anh trong hệ thống bản vị
vàng. Còn nước Pháp thì đến tận thời điểm đó cũng vẫn chưa đồng
ý về phần mà họ được hưởng.
Mellon, con người lãnh cảm, đã ly dị vợ từ lâu và giờ bị cả con cái
xa lánh, dường như chỉ cảm thấy niềm an ủi duy nhất trong việc
miệt mài sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật. Đến cuối những năm