cầu của ông – Schacht đưa nó ra như là một tối hậu thư – thì cả
phòng họp òa lên trong sự náo động với những tiếng kêu kinh ngạc
và những âm thanh đầy tức giận. Moreau quá giận dữ đến nỗi ông
đập thình thịch xuống mặt bàn và trong một phút thiếu kiềm chế
đã làm văng mực ra khắp phòng họp.
Pierre Quesnay của Ngân hàng Trung ương Pháp đã nói với những
người Mỹ ngay tối hôm đó, khi hội nghị gần như đã đổ vỡ, rằng
người Pháp sẽ rút khoảng 20 triệu đô-la ra khỏi các ngân hàng Đức
trong vòng buổi trưa ngày hôm sau. Không rõ nó được đưa ra với chủ
ý làm một lời đe dọa hay chỉ là một dự đoán. Dù là thế nào đi nữa,
Đức cũng vẫn bắt đầu bị mất vàng dự trữ với tốc độ tăng dần –
100 triệu đô-la trong vòng mười ngày tiếp đó, buộc Reichsbank phải
tăng lãi suất lên 7,5% mặc dù nền kinh tế Đức đang chìm sâu
trong khủng hoảng với 2 triệu người không có việc làm.
Nhận ra đây là loạt pháo mở màn cho một cuộc chiến tranh kinh
tế, Schacht buộc tội Ngân hàng Pháp là đã bí mật dàn xếp các cuộc
rút tiền và đe dọa rằng nếu dự trữ của Đức tiếp tục giảm sút, ông
ta sẽ không còn cách nào khác là viện đến điều khoản ưu tiên
chuyển nợ trong Kế hoạch Dawes để ngừng chi trả các khoản bồi
thường chiến tranh. Vào thời điểm đó, một động thái như vậy có thể
là khởi đầu cho sự đổ vỡ của nền tài chính toàn cầu. Các ngân
hàng, chính quyền các bang và các công ty Đức có nợ với tất cả các
nước – 500 triệu đô-la với các ngân hàng Anh, vài trăm triệu đô-la
với các ngân hàng Pháp và khoảng 1,5 tỷ đô-la với các chủ nợ Mỹ.
Nếu Đức tuyên bố không trả được nợ vào lúc này, tất cả các tổ
chức tài chính có liên quan tới Đức sẽ phải cố gắng rút càng nhiều
tiền ra khỏi nước này càng tốt. Đức sẽ phải ngừng chi trả tất cả các
khoản nợ thương mại, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô trên toàn thế giới.
Một nửa số ngân hàng ở London sẽ phá sản. Nước Anh chắc chắn