Do nhiều nhà đầu tư Anh, những người mất tiền trong vụ
Hatry, buộc phải thanh l ý các loại cổ phiếu Mỹ và bắt đầu rút
tiền của họ ra khỏi thị trường cho vay của các nhà môi giới New
York, chỉ số Dow phải chịu áp lực ngày càng tăng và giảm thêm 20
điểm xuống mức 325 điểm sau ngày 30 tháng Chín. Trong khoảng
thời gian giữa hai tuần, nó mất đi toàn bộ số điểm đã tăng trong
hai tháng trước đó. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của thị trường, ở một chừng
mực nào đó, mặc dù đáng sợ, vẫn không thoát khỏi lẽ thường. Ngày 7
tháng Mười, thị trường đã làm tất cả ngạc nhiên khi tăng thêm 27
điểm. Chỉ số Dow, do vậy, mở cửa tuần kết thúc ngày 14 tháng
Mười ở mức khoảng 350 điểm, thấp hơn 10% so với mức cao nhất
của nó.
Vào thứ Ba, ngày 15 tháng Mười, nhà kinh tế và bình luận thị
trường Irving Fisher đã hành động một cách thiếu thận trọng khi
tuyên bố trong một bài phát biểu có lẽ sẽ đi vào lịch sử bởi thời điểm
đưa ra rất thiếu hợp lý của nó, rằng “cổ phiếu đã đạt tới trạng thái
gần như bình ổn lâu dài ở mức cao”. Trong số các lý do mà sau này
ông viện dẫn ra để giải thích cho quan điểm lạc quan này phải kể đến
“sự thịnh vượng gia tăng, các vụ sáp nhập mới, các phương pháp quản
lý khoa học và các phát minh mới”, và cuối cùng, Fisher vẫn cứ là
Fisher, không thể không thêm vào đó những lợi ích của “Lệnh cấm
rượu”. Thị trường lại sụt giảm thêm lần nữa, mất thêm 20 điểm
trong tuần sau đó và 18 điểm trong ba ngày của tuần kế tiếp. Giờ
đây nó quay lại mức 305 điểm, mất tới 20% giá trị kể từ mức đỉnh
hồi tháng Chín. Tuy vậy, dường như vẫn chưa có lý do thật sự để lo
sợ.
Một nạn nhân khác của việc chọn sai thời điểm là Thomas Lamont
của tập đoàn Morgan, người đã chọn tuần kết thúc ngày 19 tháng
Mười để gửi tới tổng thống Hoover một bức thư dài mười tám trang.
Trong đó ông cảnh báo tổng thống rằng “Đang có rất nhiều