các lệnh mua lớn tương tự các cổ phiếu blue chip với tổng trị giá
khoảng 20 đến 30 triệu đô-la. Với nhạc nền là những tiếng reo hò
và huýt sáo cổ vũ, thị trường bình ổn trở lại và chỉ giảm có 6 điểm lúc
đóng cửa cuối ngày. Mặc dù cổ phiếu có được nâng đỡ bởi hoạt
động cứu trợ, thậm chí thị trường đã được bình ổn vào buổi chiều
hôm đó, Lamont vẫn phải họp kín với lãnh đạo sở giao dịch để cảnh
báo họ rằng sự hỗ trợ của các ngân hàng là có hạn: “Không có một cá
nhân hay nhóm người nào có thể mua tất cả cổ phiếu mà toàn bộ
dân chúng Mỹ có thể sẽ bán ra.”
Trong khi các giám đốc ngân hàng tư nhân đang tung ra thị
trường chiếc phao cứu sinh thì Ngân hàng Trung ương, Cục Dự trữ
Liên bang lại bị tê liệt bởi sự bất đồng. Trong một cố gắng làm
dịu bớt tình hình buổi sáng hôm đó, các giám đốc của Ngân hàng Dự
trữ Liên bang New York đã bỏ phiếu thông qua việc cắt giảm lãi
suất cho vay từ 6% xuống 5,5%, tuy nhiên nó bị Hội đồng Thống
đốc Trung ương ở Washington phủ quyết. Hội đồng này đã dành
cả ngày để họp kín tại trụ sở của mình là Tòa nhà Bộ Tài chính nằm
ngay sát Nhà trắng. Vào lúc 3:00 chiều, Bộ trưởng Tài chính
Andrew Mellon cũng tham gia hội nghị, nhưng đến 5:00 chiều, nó
kết thúc mà chẳng đưa ra được lời tuyên bố chính thức nào. Tuy
vậy, “một quan chức cao cấp” trong Bộ Tài chính đã nói một cách
không chính thức với các phóng viên, bày tỏ quan điểm cho rằng thị
trường bị phá vỡ dưới sức ép của “đầu cơ thái quá” và rằng thiệt hại
chỉ là “những thua lỗ trên giấy tờ” và sẽ không gây tai họa gì lớn tới
hoạt động kinh doanh và sự giàu có của quốc gia. Báo chí ngày hôm
sau ghi lại rằng những việc làm anh hùng của các ngân hàng đã ngăn
chặn thành công cơn náo loạn. Tờ Wall Street Journal giật tít “Các
nhà băng ngăn chặn sự sụp đổ của cổ phiếu: Hai giờ đồng hồ dồn
dập bán ra ngừng lại sau hội nghị tại văn phòng Morgan:
1.000.000.000 đô-la hỗ trợ thị trường.” Mặc dù tổng số tiền mà các
tập đoàn do Morgan cầm đầu đồng ý chi ra chẳng hề khớp với