con số đó chút nào nhưng thị trường vẫn được cứu sống bởi thành
công rõ ràng của “sự hỗ trợ có tổ chức” và ổn định trở lại hai ngày sau
đó mặc dù giao dịch vẫn rất đình trệ. Người ta còn đồn rằng các
chủ nhà băng đã cảm thấy đủ tự tin để bán ra số cổ phiếu mà họ đã
mua vào hôm thứ Năm với một chút lợi nhuận. Nhưng cuối ngày thứ
Bảy, thị trường lại quay đầu lao xuống. “Làn sóng bán tháo thứ hai”
lại dậy lên vào thứ Hai ngày 28 tháng Mười – Ngày thứ Hai đen tối.
Nó đến từ mọi phía: những nhà đầu tư cá nhân đã nản lòng, những
người điều hành các quỹ đầu tư buộc phải thanh lý cổ phiếu [để
bảo toàn vốn], những người châu Âu bỏ cuộc vì không chịu được
thua lỗ, các nhà đầu cơ buộc phải thanh lý danh mục đầu tư do yêu
cầu của ngân hàng, các ngân hàng bán phá giá các tài sản ký quỹ.
Các nhà đầu tư, vốn chỉ mua chứng khoán bởi họ thấy giá đang
lên, giờ lại bán ra khi thấy giá đi xuống. Đến cuối ngày, 9 triệu cổ
phiếu được đổi chủ và chỉ số Dow giảm 40 điểm, tương đương gần
40%, sự sụt giảm lớn nhất của thị trường trong vòng một ngày – 14
tỷ đô-la bị rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.
Các phóng viên - nhớ lại rằng nhiều lần trước đây trong lịch sử,
hệ thống ngân hàng Mỹ được cứu sống từ văn phòng của công ty
Morgan - đã tụ tập trước số 23 Phố Wall. Lúc 1:10 chiều, người ta
nhìn thấy Mitchel của National City Bank bước vào tòa nhà. Thị
trường lập tức bình ổn trở lại. Nhưng lần này không có dấu hiệu nào
của các ông chủ nhà băng khác hay bằng chứng của một “sự hỗ trợ có
tổ chức.” Sau đó người ta mới vỡ lẽ rằng chính bản thân Mitchel
cũng không gánh đỡ nổi khoản trợ giúp mình đã bỏ ra nữa và bởi
thiếu tiền mặt nghiêm trọng, ông buộc phải đàm phán một khoản
nợ cho cá nhân mình.
Báo chí đã quá phấn khích bởi những sự ra vào dễ nhận thấy của
các chủ ngân hàng ở “Số nhà 23” đến nỗi không nhận ra rằng địa
chỉ tập trung quyền lực thật sự giờ đây không còn nằm ở văn phòng