NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 501

một nhóm chừng hai mươi người qua đường rất tò mò đã dừng lại để
quan sát. Khi những người gửi tiền đang nóng lòng chờ đợi trở nên
náo động, một nhóm các cảnh sát cưỡi ngựa được điều đến để kiểm
soát họ, một vài người đã bị bắt; và khi đám đông trở nên quá khích,
cảnh sát cưỡi ngựa bắt đầu tấn công họ.

Ngân hàng Mỹ có 57 chi nhánh tại bốn khu ngoại ô lớn của New

York, và khoảng trên bốn trăm nghìn người gửi tiền cá nhân,
nhiều hơn bất cứ ngân hàng nào trong cả nước. Tin đồn lan nhanh
trong toàn thành phố và khung cảnh tương tự lại tái diễn ngay
chiều hôm đó tại nhiều chi nhánh khác, với nhiều xe tải vũ trang
được điều đến để tiếp thêm tiền mặt.

Ngân hàng Mỹ được thành lập năm 1913 bởi Joseph S. Marcus,

một người Nga gốc Do Thái di cư đến Mỹ từ năm 1879, ban đầu
ông chỉ là một công nhân ngành dệt may ở Canal Street, nhưng sau
này trở thành một nhà sản xuất đồ may mặc rồi một chủ ngân
hàng địa phương uy tín. Ngân hàng của ông mở chi nhánh đầu tiên
tại góc đường Orchard và Delancey, phục vụ chủ yếu cho các thương
gia và công nhân Do Thái ở gần đó. Marcus nổi tiếng trong số các
thương gia ở Khu Hạ phía Đông vì trung thực và làm ăn sòng phẳng,
do vậy, ngân hàng của ông hoạt động trơn tru, mặc dù rõ ràng là tên
gọi của nó cũng có tác dụng khi tạo cho rất nhiều khách hàng nói
tiếng Yid cổ [của người Do Thái] cảm giác là nó được hỗ trợ ở chừng
mực nào đó bởi sự tin tưởng tuyệt đối và nguồn tín dụng của chính
phủ. Vào thời điểm Marcus qua đời năm 1927, ngân hàng đã phát
triển thành một tổ chức có tài sản lên tới 100 triệu đô-la, một trụ sở
chính tại 320 đại lộ Số Năm và bảy chi nhánh trên toàn thành phố.
Nhưng đội ngũ nhân viên và khách hàng quen thuộc của họ phần lớn
vẫn là người Do Thái, và nó bị gọi một cách thiếu thiện cảm là “Ngân
hàng của những kẻ quần cộc.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.