Bucharest, sau đó là Berne, Copenhagen và Stockholm. Tháng Chín,
ông tới Mỹ trong vòng hai tháng.
Ở
đây ông đã làm những điều khiến mọi người chú ý. Với chiếc
kính không gọng và mái tóc cắt cua ngắn rất dễ phân biệt, “người
đàn ông thép” của nước Đức, như tờ Time mô tả, ngay lập tức được
biết đến rộng rãi. Ông chắc chắn là nhân vật quen thuộc với độc
giả của tờ London Times hay New York Times hơn bất cứ vị thủ
tướng nào trước đó của nước Đức. Ông đã tới trên hai mươi thành
phố, tổ chức trên năm mươi buổi nói chuyện với thính giả là sinh
viên đại học, các giáo sư, chủ ngân hàng, hiệp hội kinh doanh, tại các
câu lạc bộ riêng và các buổi gặp mặt công chúng.
Phần lớn câu chuyện của ông là về bồi thường chiến tranh,
ông tìm cách để thính giả của mình hiểu sự chua chát của nước Đức
trong vấn đề này: “Các bạn không được phép nghĩ rằng ai đó vẫn
có thể mỉm cười ngay cả khi các bạn đối xử với họ giống như cái
cách mà người ta đối xử với nước Đức trong vòng mười năm qua.”
Nước Đức, với GDP khoảng 16 tỷ đô-la, xuất khẩu khoảng 3 tỷ đô-la
và nợ tư nước ngoài lên đến 6 tỷ đô-la sẽ không tài nào trả nổi 500
triệu đô-la một năm cho Pháp và Anh. Ở Cincinnati, ông tuyên bố
rằng “Nợ chiến tranh chính là nguyên nhân thật sự của sự suy thoái
kinh tế toàn thế giới như hiện nay.” Khắp mọi nơi đặt chân đến,
ông đều bị hỏi về cuộc bầu cử vừa qua và về Hitler. Ông đáp lại
rằng: “Nếu người Đức cứ tiếp tục chết đói thế này thì sẽ còn
nhiều Hitler hơn nữa.” Trở lại châu Âu, khi một nhà báo người Thụy
Điển hỏi ông, “Ông sẽ làm gì nếu ngày mai trở thành thủ tướng?”
Schacht đã không ngần ngại trả lời rằng “Tôi sẽ ngừng trả nợ chiến
tranh ngay ngày hôm đó.”
Tháng Một năm 1931, ông đã bước những bước đầu tiên trên con
đường “bán linh hồn mình cho quỷ dữ”. Tháng Mười Hai năm 1930,
ông được giới thiệu với Hermann Göring. Cho tới lúc đó, bất chấp