NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 527

ngân hàng đang lâm nguy và một đồng tiền ốm yếu, Áo xin thêm
20 triệu đô-la nữa.

Cuộc khủng hoảng bị bối cảnh chính trị đương thời làm cho phức

tạp thêm rất nhiều. Tháng Ba năm 1930, Đức và Áo tuyên bố sẽ
thành lập một hiệp định chung về thuế quan. Các láng giềng của
Đức, đặc biệt là Pháp và Czech ra sức ngăn chặn động thái này bởi họ
vẫn nhớ rằng hiệp định Zollverein lịch sử của thế kỷ XIX, hiệp định
chung về thuế quan giữa các lãnh thổ trong liên bang Đức chính là
khúc dạo đầu cho sự hợp nhất của nước Đức ngày nay, và sợ rằng
đây có thể là bước đi đầu tiên của một liên minh chính trị Áo-Đức.

Chính phủ Pháp lúc này lại nhìn thấy cơ hội cho mình. Thực tế

là chính họ đã tạo ra nó bằng cách bí mật khuyến khích các ngân
hàng Pháp rút tiền khỏi Áo. Đến ngày 16 tháng Sáu, tình hình đã
trở nên căng thẳng từng giờ. Nội các Áo sắp phải áp đặt một ngày
không giao dịch lên các ngân hàng do lo sợ trật tự tại Vienna bị phá
vỡ. Trong khi vẫn đang sốt ruột chờ đợi khoản vay tiếp theo, Áo
nhận được thông tin rằng Pháp sẽ đồng ý cho vay với điều kiện là
Áo phải từ bỏ hiệp định thuế quan chung. Như một tối hậu thư,
chính phủ Áo chỉ có ba giờ đồng hồ để đáp lại lời đề nghị.

Tới đường cùng, Áo buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, ở London,

Norman cảm thấy bị xúc phạm bởi nước Pháp đã lạm dụng trắng
trợn sức mạnh đồng tiền của một tổ chức tài chính chính thống và
một mực rằng Ngân hàng Trung ương Anh có thể tự mình cho nước
Áo vay tiền. Nhưng nếu nghĩ rằng mình đã ngăn chặn được cuộc
khủng hoảng từ trong trứng nước thì Norman đã nhầm.

Ngày 5 tháng Sáu, lúc 2:30 chiều, Thomas Lamont gọi điện cho

tổng thống Hoover. Khi cuộc khủng hoảng ở Áo nổ ra thì Đức cũng
bắt đầu mất dần dự trữ vàng của mình. Sự ảnh hưởng này không
quá lớn bởi mặc dù Đức có lượng lớn vốn hiện đang ở Áo, nó chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.