ở
Na Uy. Vào đầu tháng Bảy, thủ tướng Đức Theobald von
Bethmann-Hollweg lên Berlin để dự một cuộc họp khẩn nhưng sau đó
lại nhanh chóng quay về tiếp tục kỳ nghỉ tại điền trang rộng 7.500
mẫu Anh tại Hohenfinow, cách thủ đô chừng ba mươi dặm. Trưởng
Ban tham mưu, tướng Helmuth von Moltke, còn đang ở Karlsbad để
vui thú với cảnh sông nước, và Ngoại trưởng Gottlieb von Jagow đã đi
nghỉ tuần trăng mật.
Một trong những người sửng sốt nhất trước cuộc khủng hoảng
này là một viên chức ngân hàng ba mươi sáu tuổi ở Berlin, người có
cái tên dài ngoằng nghe rất lạ tai Horace Greeley Hjalmar Schacht.
Mặc dù giới cầm quyền đã ra sức che đậy hết sức tinh vi, song
những lời đồn đoán về một cuộc chiến tranh sắp xảy ra vẫn
ngấm ngầm lan toả trong nội bộ lãnh đạo các ngân hàng chủ chốt
ở
Đức. Một trong số những nhân vật có cái nhìn đặc biệt bi quan
đối với tình hình ngay từ buổi ban đầu là Max Warburg, con cháu
của gia tộc ngân hàng danh tiếng Hamburg, ông cũng được mọi
người biết đến rộng rãi nhờ mối quan hệ rất thân cận với triều
đình. Chính vị Hoàng đế Đức nổi tiếng hớ hênh đã góp phần tạo
ra làn sóng tin đồn nói trên sau khi một hai đòi thông tin cho người
bạn chí thiết của mình là ngài Albert Ballin, chủ tịch Tập đoàn
Hamburg - Mỹ, trước khi lệnh tổng động viên toàn quốc được phát
ra. Người ta còn bàn ra tán vào rằng đến cả thái tử cũng đã phá vỡ
những bí mật tối cao để cảnh báo với các bạn hữu trong ngành tài
chính, trong đó có cả giám đốc điều hành Ngân hàng Dresdner,
Eugen Guttmann, rằng tâm lý lạc quan của thị trường chứng khoán
Berlin đã bị đặt nhầm chỗ do bị lừa phỉnh bởi bầu không khí bình
yên bề ngoài và rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Đức và Nga
là rất lớn.
Song Hjalmar Schacht, lúc đó chỉ đang giữ chức trợ lý giám đốc
và trưởng chi nhánh ở Ngân hàng Dresdner của Guttmann, nằm ở