khác cũng diễn ra ở Berlin tối hôm đó. Trước sự ngạc nhiên của
phần lớn những người tham gia, Schacht được mời tham dự và được
ngồi ngay cạnh thủ tướng. Nhờ sự trùng hợp lạ lùng của số phận,
phiên bản tiếng Anh và Mỹ của cuốn Sự kết thúc của bồi thường
chiến tranh của ông dự kiến sẽ được xuất bản tại London và New
York ngay ngày hôm sau. Cuốn sách là sự chống đối dai dẳng vấn
đề bồi thường chiến tranh, chính sách mà Schacht mô tả là “làm
chảy máu” và “phá hoại hệ thống tiền tệ của nước Đức.” Một trích
đoạn đặc biệt được đưa lên các báo chí của Anh và Mỹ: “Chưa bao giờ
sự bất lực của các nhà lãnh đạo kinh tế trong thế giới tư bản lại thể
hiện rõ như bây giờ… Chủ nghĩa tư bản mà không nuôi sống nổi
người công nhân trên thế giới thì không có quyền được tồn tại. Sai
lầm của hệ thống tư bản nằm ở sự thông đồng của nó với các
chính sách bạo lực của chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt… Các nhà
cầm quyền trên thế giới ngày nay đã hoàn toàn thất bại trên cả
mặt trận chính trị lẫn kinh tế.” Tờ New York Times bình luận “sự chỉ
trích như vậy từ người đứng đầu một trong những bộ máy tư bản
quyền lực nhất thế giới xem ra hơi bất thường.” Phát biểu với sự
tự tin vẫn thường thấy của mình, Schacht thúc giục nội các ngưng trả
nợ cho các chủ nợ nước ngoài của Danatbank, buộc họ phải tự gánh
chịu hậu quả của các hoạt động cho vay liều lĩnh và thiếu cơ sở của
mình. Chính phủ, tin rằng điều này sẽ phá hoại hoàn toàn bất kỳ
hy vọng cứu trợ nào từ nước ngoài, quyết định không nghe theo lời
khuyên của ông.
Cuộc họp nội các kết thúc lúc 2:00 đêm. Sáng ngày hôm sau
Luther lại đáp một chuyến máy bay khác, lần này là tới Thụy Sĩ để
khẩn cầu trong vô vọng lần cuối cùng các ngân hàng Trung ương
lúc ấy đang họp tại BIS. Sau mười hai giờ ngồi tại hội nghị, họ tuyên
bố sắp tới sẽ không có một khoản cho vay nào nữa. Lúc 11:20 tối
giờ Thụy Sĩ, Harrison tới chỗ Norman. Người được viếng thăm có vẻ
“mệt mỏi, bực bội và chán nản.” Ông nói lại với Harrison rằng “vấn