Riga, ở Ba Lan, Nam Tư và Tiệp Khắc, tình trạng cũng tương tự.
Khách du lịch người Đức trên toàn châu Âu, thậm chí ngay cả ở các
khu nghỉ dưỡng cao cấp và sang trọng như Marienbad và Carlbad,
đều bị mắc kẹt khi không một khách sạn hay cửa hàng nào chịu
chấp nhận đồng mark của họ. Chính phủ Đức ban hành hết sắc
lệnh này đến sắc lệnh khác. Mặc dù nạn thất nghiệp đang lan tràn,
tỷ lệ lãi suất vẫn được duy trì ở mức 15% chỉ để giữ tiền lại trong
nước. Tất cả các khoản trả nợ nước ngoài ngắn hạn của Đức đều bị
treo lại. Tất cả các hoạt động hối đoái đều phải thông qua
Reichsbank và tất cả các hoạt động chuyển tiền ra khỏi nước Đức
đều được quy định chặt chẽ bởi chúng đồng nghĩa với việc mất
vàng dự trữ.
Lần thứ hai trong vòng chưa đầy tám năm, Đức lại đối mặt với
thảm họa. Nhưng mặc cho sự hỗn loạn về kinh tế, cả nước vẫn duy
trì được sự yên ổn một cách đáng ngạc nhiên, chỉ trừ một số cuộc bạo
động nhỏ ở Leipzig và Dresden, Düsseldorf và Koblenz. Tờ New York
Times viết: Một không khí “thụ động, cam chịu bao trùm xuất phát
từ sự khuất phục mệt mỏi trước những điều không thể tránh khỏi” –
kết quả của một thập kỷ khủng hoảng về mặt kinh tế. Đại sứ Anh
trở về sau vài tuần vắng mặt đã ghi lại rằng ông “rất ngỡ ngàng
bởi sự vắng vẻ trên đường, sự yên lặng bất thường bao trùm cả
thành phố, và đặc biệt là không khí cực kỳ căng thẳng theo nhiều
cách rất giống những gì mà ông đã chứng kiến ở Berlin trong
những ngày đen tối trước chiến tranh… một sự hôn mê và định
mệnh.”
Ông viết tiếp: “Trong hoàn cảnh như vậy, danh tiếng trong
ngành tài chính của tiến sĩ Schacht được hồi sinh và ông xuất hiện
trở lại trên chính trường… Có một số lượng nhỏ nhưng đang lớn
dần những người cảm thấy rằng chỉ khi tiến sĩ Schacht vượt qua
được sự bất tín nhiệm ông ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ cũng như