tôi, đây là điều sai lầm và ngu xuẩn nhất mà Quốc hội cố tình
phạm phải.” Mặc dù Keynes đã cố gắng hạn chế những lời chỉ trích
Ngân hàng Trung ương Anh trước công luận, nhưng khi nhận ra
rằng chúng vẫn đang làm các vấn đề tiền tệ xấu đi, ngày 10
tháng Tám, Harry Siepmann đã mời ông tới để thuyết phục ông bớt
phần gay gắt trong các bài báo của mình. Thực tế là cho đến lúc
đó, ngay cả một người trong Ngân hàng Trung ương [Anh] như
Siepmann cũng đang mất lòng tin. Theo một quan chức Ngân hàng
Dự trữ Liên bang New York lúc đó đang ở thăm London thì các quan
chức của Ngân hàng Trung ương [Anh] đã thừa nhận một cách khá
thẳng thắn rằng lối thoát cho Anh và phần lớn các nước châu Âu
khác là tạm thời từ bỏ chế độ bản vị vàng, để mặc Pháp và Mỹ mắc
kẹt với nó và sau đó quay trở lại gắn bó với vàng ở mức độ thấp
hơn.”
Bộ Tài chính Anh trở thành đồn lũy kháng cự cuối cùng trước
trào lưu muốn từ bỏ bản vị vàng. Thậm chí khi một phóng viên nêu
ra câu hỏi trong một cuộc họp báo tại đây rằng liệu nước Anh có thể
và có nên duy trì chế độ bản vị vàng đã trở nên thiếu hiệu quả và
đòi hỏi Anh phải vay mượn những khoản tiền lớn để đảm bảo duy trì
nó cũng như hy sinh không thương tiếc quyền lợi của đám đông
dân chúng vì nó hay không thì Sir Warren Fisher, người đứng đầu
Vụ các dịch vụ công, đồng thời là thư ký thường trực của Bộ trưởng,
đã phản ứng mạnh mẽ bằng cách đứng bật dậy, ánh mắt long lanh,
khuôn mặt đỏ lên vì xúc động mạnh; ông lớn tiếng với các nhà báo
như thể ông vừa bắt quả tang họ “trao đổi với nhau những lời tục
tĩu.” Ông la lên: “Thưa các quý ngài, tôi hy vọng rằng sẽ không ai
nhắc lại những quan điểm như vừa rồi bên ngoài căn phòng này.
Tôi chắc rằng tất cả các bạn, những người biết về dân tộc Anh sẽ
đồng ý với tôi rằng đưa ra đề nghị đó là một sự sỉ nhục với danh dự
của quốc gia; và mọi người, đàn ông cũng như đàn bà trên đất nước
này sẽ coi đó là sự xúc phạm danh dự cá nhân của họ. Chúng ta không