thể nghĩ tới chuyện đó được.” Trong lúc đó, tốc độ bán tháo đồng
bảng Anh vẫn không hề giảm đi chút nào.
Trong số các biện pháp kinh tế của chính phủ mới có việc cắt
giảm tiền lương của tất cả các viên chức công, kể cả binh lính trong
quân đội. Ở lực lượng hải quân, tất cả các cấp bậc từ đô đốc cho
đến thủy thủ bình thường đều bị cắt một si-ling trong tiền lương
mỗi ngày. Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc này gây ra nỗi oán
giận trong khắp hàng ngũ những người ở cấp bậc thấp hơn bởi sự
bất công khi đặt một gánh nặng như nhau lên vai tất cả mọi người,
bất kể lương thấp hay cao. Ngày 14 tháng Chín, một nhóm các thủy
thủ trên tàu Atlantic tại Invergordon đã từ chối luyện tập. Đó là một
sự cố nhỏ không gây hậu quả lớn nào nhưng lại được báo chí nước
ngoài ghi lại như một cuộc nổi loạn, dựng lên bức tranh rằng nước
Anh đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng và rằng đồn lũy
cuối cùng của vương quốc này là Hải quân Hoàng gia đang tan rã.
Đến thời điểm này, Ngân hàng Anh đang mất khoảng 25 triệu
đô-la vàng mỗi ngày. Các vị Bộ trưởng vẫn làm rò rỉ các con số về
dự trữ cho những người bạn chí cốt tại nghị viện, những người ngay
sau đó truyền tin ra khắp giới đầu cơ trong thành phố. Ngày thứ
Năm, 17 tháng Chín, thất thoát lên tới 80 triệu đô-la và ngày hôm
sau vẫn duy trì con số tương tự. Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt
đầu, Ngân hàng Trung ương Anh đã chứng kiến 1 tỷ đô-la đội nón
ra đi.
Thứ Bảy ngày 19 tháng Chín, chính phủ Anh chuyển lời khẩn cầu
cuối cùng trong cơn tuyệt vọng tới chính quyền Hoover nhờ giúp
đỡ. Stimson, một người dễ xúc động và có tiếng là thân Anh, đã triệu
đại sứ Anh tại Washington tới để giải thích rằng tất cả những khả
năng có thể để giúp đỡ Anh đã được đưa ra, bao gồm cả việc cắt
giảm hơn nữa nợ chiến tranh, nhưng giờ thì nước Mỹ đành bất lực.
Cuối tuần đó, sau khi họp bàn với các quan chức của Ngân hàng