NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 585

ngành ngân hàng, mặc dù Mills, người sở hữu một điền trang trong
thung lũng Hudson chỉ cách nhà của Roosevelt có năm dặm về phía
Bắc, không phải là người ủng hộ tân tổng thống – sau này ông trở
thành người lớn tiếng chỉ trích Kế hoạch Mới. Trong ngày cuối
cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Hoover và cũng là ngày cuối
nắm quyền của mình, Mills đã chuẩn bị một bản thảo mà giờ trở
thành nền tảng cho kế hoạch của Roosevelt. Ngay cả việc Roosevelt
tuyên bố đóng cửa các ngân hàng cũng dựa trên bản thảo một thông
báo mà ban đầu Ballantine đã chuẩn bị cho Hoover.

Một thành viên chủ chốt khác trong nhóm là George Harrison,

người vừa đến Washington vào Chủ Nhật đó. Nhận thức rõ rằng
bất cứ kế hoạch liên quan đến ngành ngân hàng nào cũng phải
được thông qua với sự góp mặt của giới chủ nhà băng, Woodin muốn
tìm một người có thể làm cầu nối với Phố Wall, và với tư cách là
cựu giám đốc cấp cao nhất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New
York, ông biết rõ Harrison. Ông cũng rất thận trọng giữ nhóm các
cố vấn tổng thống có tiếng là thiên tả ‒ như Adolph Berle, Rex
Tugwell và Raymond Moley - ở lại hậu trường.

Trong suốt vài ngày sau đó, khi các chủ nhà băng lần lượt đến

rồi lại đi, đội ngũ chuyên gia của Bộ Tài chính, dẫn đầu là ba người
Woodin, Mills và Harrison, đã xem xét và từ chối hàng loạt đề nghị.
Một vài người muốn phát hành tiền giấy trên phạm vi toàn quốc
chỉ với sự bảo đảm của chính phủ. Những người khác đề xuất nên
sáp nhập tất cả các ngân hàng nhà nước vào Cục Dự trữ Liên bang.
Vẫn còn có những người tin rằng việc chính phủ bảo đảm cho tất cả
các khoản tiền gửi là cách giải quyết vấn đề. Tổng thống tự mình
nêu ra ý tưởng kỳ quặc nhất – chuyển đổi ngay lập tức toàn bộ số nợ
của chính phủ, 21 tỷ đô-la, sang tiền mặt, thực chất là nhằm ngay
lập tức tăng gấp đôi lượng cung tiền.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.