Đến thứ Năm ngày 9 tháng Ba, Đạo luật cứu trợ Ngân hàng đã
sẵn sàng được đưa ra đệ trình tại Quốc hội. Phần lớn nội dung của
nó dựa trên kiến nghị ban đầu của Mills. Các ngân hàng trong cả
nước sẽ dần dần được mở cửa trở lại, bắt đầu với các ngân hàng
có vẻ lành mạnh, rồi sau đó đến lượt các ngân hàng yếu kém hơn
cần có sự hỗ trợ của chính phủ. Tất cả các ngân hàng đã phá sản sẽ
không bao giờ được phép mở cửa trở lại. Dự luật cũng trao cho FED
quyền được phát hành thêm tiền được bảo đảm không phải bằng
vàng mà là bằng tài sản của ngân hàng. Và nó cũng cho phép chính
phủ liên bang chỉ đạo FED cung cấp sự hỗ trợ cho các ngân hàng.
Văn bản luật này còn được bổ sung một cam kết của Bộ Tài chính với
FED rằng chính phủ sẽ trả lại tiền cho FED cho bất cứ thiệt hại
nào của nó khi tiến hành giải cứu hệ thống ngân hàng. Gói giải
pháp chưa từng có tiền lệ này cuối cùng cũng đã buộc được FED
hoàn thành vai trò của mình là người cho vay cuối cùng cho cả hệ
thống ngân hàng. Nhưng để đạt được điều này, thực ra, chính phủ
đang cung cấp một sự đảm bảo chung, tuyệt đối cho tất cả các
khoản tiền gửi trong các ngân hàng được mở cửa lại.
Với Harrison, sự thay đổi này dường như quá lớn tới mức khó mà
tin nổi, khiến ông thường xuyên sống trong nghi ngờ. Chỉ mới một
tuần trước, ông còn phải đối đầu với một vị tổng thống dường
như không có đủ năng lực để hành động. Vậy mà giờ đây ông đã lại
phải đau đầu với một vị tổng thống có thể thử làm bất cứ điều gì.
Là người được Benjamin Strong bảo trợ, Harrison luôn nhiệt thành
tin tưởng vào cái mà ông gọi là “sự chia tách giữa ngân hàng Trung
ươ
ng với nhà nước” – cách phân chia công bằng về mặt tài chính
giữa các nhánh quyền lực trong giới chính trị. Văn bản luật mới lại
trao cho tổng thống quyền kiểm soát chưa từng có đối với FED.
Harrison cũng được dạy rằng tiền giấy cần được đảm bảo bằng
vàng hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao dễ dàng quy đổi ra
tiền mặt. Luật mới mở rộng danh mục tài sản mà FED có thể dùng