NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 60

sắng muốn gây ấn tượng với các giám đốc ngân hàng và các ông
trùm kinh doanh mà ông bắt đầu có cơ hội tiếp xúc hàng ngày,
đến năm 1902, cuối cùng ông cũng lọt vào mắt xanh của một
thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Dresdner và được nhận vào
làm việc. Ông thăng tiến rất nhanh và đến năm 1914, ông đã là
một nhân viên bậc trung uy tín có tiếng của một trong những ngân
hàng quyền lực nhất Berlin.

Dưới đế chế Đức, một người có hoàn cảnh xuất thân như

Schacht có lẽ chỉ mong tìm thấy cơ hội tiến thân trong quân đội
hoặc ở một vài ngành nghề dân sự rất hạn hẹp. Song trong những
năm tháng trước khi chiến tranh nổ ra, nước Đức đã vươn lên từ kinh
tế ruộng đất lạc hậu xếp hạng bét trong số các quốc gia Tây Âu
để trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu, thậm chí còn vượt
mặt cả nước Anh – đó là một làn sóng phát triển kinh tế vũ bão giúp
mở ra vô vàn cơ hội trong kinh doanh cho những con người giàu tham
vọng. Khi đó là thời điểm rất thuận lợi để làm ngành ngân hàng, vì
không ở quốc gia châu Âu nào mà các ngân hàng lại có được quyền
lực ghê gớm như ở Đức. Tuy rằng Berlin vẫn không thể sánh được với
London hay Paris ở vị thế là một trung tâm tài chính quốc tế, song
những ngân hàng Đức chủ chốt lại nắm quyền thống trị trong
nền kinh tế nội địa với tư cách là những chủ thể cung cấp nguồn
tài chính dài hạn cho các ngành công nghiệp.

Bằng cách che đậy những mặc cảm về địa vị xã hội của mình

dưới cái vỏ ngoài nghiêm nghị cứng nhắc, dường như Schacht có khả
năng thiên phú trong việc khiến người khác phải chú ý đến mình.
Năm 1905, nhờ năng lực nói tiếng Anh trôi chảy, ông được cử đi tháp
tùng một thành viên của ban quản trị ngân hàng Dresdner sang Mỹ,
tại đây, họ được diện kiến Tổng thống Theodore Roosevelt, và một
điều còn may mắn hơn đối với một viên chức ngân hàng trẻ tuổi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.