1869, nàng đã gặp Wilhelm Schacht, khi ấy là một anh sinh viên
nghèo kiết xác, và theo anh ta sang Mỹ, ba năm sau, họ kết hôn.
Hjalmar Schacht sinh năm 1877, chỉ vài tháng sau khi gia đình
ông quay về Đức, tại thị trấn nhỏ bé Tingleff ở miền Bắc
Schleswig. Cậu bé được rửa tội với cái tên khá lạ thường, Horace
Greeley Hjalmar - trong một việc làm thiếu tính thực tế điển hình,
cha cậu đã chọn hai cái tên đầu để tỏ lòng tôn kính đối với người
sáng lập đồng thời là chủ bút của tờ New York Tribune, người ông vô
cùng ngưỡng mộ khi còn sống ở Brooklyn. Song bà nội của cậu nhất
quyết đòi phải cho cậu một cái tên kiểu Đức hoặc kiểu Đan Mạch như
mọi người, vậy là cậu nhóc tì Schacht có cái tên Hjalmar. Tuy vậy, sau
này, khi cậu lớn lên, một số bạn hữu và đồng nghiệp người Anh vẫn
thường gọi cậu bằng cái tên Horace.
Trong suốt thời thơ ấu của cậu, cả gia đình thường xuyên phải
chuyển chỗ ở do ông Wilhelm Schacht liên tục nhảy hết việc nọ sang
việc kia, song đến năm 1883, cuối cùng họ cũng dừng chân tại
Hamburg. Nước Đức trong những năm cuối thế kỷ XIX là một đất
nước của những điểm mâu thuẫn. Bị bóp nghẹt bởi hệ thống giai
tầng cứng nhắc bậc nhất tại châu Âu - thật ra nó gần như là một
hệ thống đẳng cấp - và được cai trị bởi một thể chế chuyên quyền
độc đoán vẫn trao hầu hết quyền lực vào tay hoàng đế và nhóm
quý tộc quân sự bâu xâu quanh ngài, song nước Đức lại đồng thời
đem đến hệ thống giáo dục ưu đãi nhân tài nhất trên toàn châu
Âu. Lẽ ra Schacht đã chết dí trong những nhà tù nhỏ hẹp giam hãm
kiếp sống của những con người thuộc tầng lớp trung lưu bậc dưới,
rồi hoài phí cả đời mình làm một viên chức hạng bét hoặc một anh
giáo quèn. Nhưng thay vào đó, vào năm 1886, khi lên chín tuổi, cậu
được nhận vào học tại trường Johanneum, một trong những trường
trung học tốt nhất ở Hamburg, tại đây cậu được hưởng một nền