Ngày ông trở về cũng trùng vào thời điểm đợt bùng nổ kinh tế
được kích thích bởi Chiến tranh Pháp – Phổ đang đi đến hồi kết
và một cuộc suy thoái bắt đầu gặm nhấm nền kinh tế dần
dần, vậy là vận đen lại tiếp tục bám theo ông như hình với bóng.
Trong suốt sáu năm tiếp đó, ông thử sức ở rất nhiều ngành
nghề khác nhau – thầy giáo, biên tập viên cho một tờ báo tỉnh lẻ,
quản đốc trong một nhà máy sản xuất xà phòng, thủ thư của một
hãng nhập khẩu cà phê – song cứ đụng làm gì là hỏng nấy. Cuối
cùng ông cũng kiếm được cho mình một chân viên chức ở Equitable
Insurance Company và gắn bó với công việc này suốt ba mươi năm
ròng. Dù Schacht luôn luôn bao biện cho cha mình, quả quyết rằng
ông chỉ đơn giản là “một kẻ phiêu lưu không mệt mỏi, người không
bao giờ có khả năng ngồi yên một chỗ quá lâu,” song quả thật sự đối
lập giữa sự bất tài của người cha và những tham vọng lớn lao của cậu
con trai thì thật không gì sánh bằng. Thậm chí ngay bản thân
Schacht cũng không thể không nhận xét trong tự truyện của mình
rằng khi đến tuổi hai nhăm, ông đã kiếm được số tiền nhiều
hơn cả cha mình.
Trái ngược với người cha vụng về nhút nhát, mẹ của Schacht, một
phụ nữ “tình cảm, tươi tắn và tràn đầy sức sống,” lại luôn vui vẻ lạc
quan dù có phải trải qua bao nhiêu năm tháng nhọc nhằn, chính bà
là điểm tựa tình cảm cho cả gia đình. Bà nguyên là Công nương
Constanze Justine Sophie von Eggers, ái nữ của một vị nam tước Đan
Mạch, gia đình bà đã có thời gian dài phục vụ cho đức vua. Thật ra bà
đã có một bước hạ mình ghê gớm so với địa vị của bản thân khi đồng
ý kết hôn với Wilhem Schacht. Ông nội bà, một cố vấn của nhà
vua, đã ra sức đấu tranh nhằm giải phóng các nông nô, đồng thời
ông cũng nắm trọng trách thực hiện một cuộc cải cách tiền tệ tại
Đan Mạch vào cuối thế kỷ XVIII. Song của cải của gia đình cứ tiêu
tán dần theo năm tháng, cho đến ngày nàng Constanze von Eggers
trẻ tuổi chẳng còn được nhận lấy một đồng hồi môn nào. Vào năm