tổng thống. Sự gia tăng này không đi theo một đường thẳng và
không đồng đều. Niềm tin vẫn mong manh và sự phục hồi vẫn
thay đổi theo từng đợt một. Đầu tư không phục hồi mạnh như tiêu
dùng – nhiều chính sách trong Kế hoạch Mới nhằm tăng tiền
công đã làm tổn hại tới cả lợi nhuận và lòng tin kinh doanh nói chung.
Chỉ số kinh tế mất nhiều thời gian để hồi phục nhất là tỷ lệ
thất nghiệp. Mặc dù sản xuất tăng trưởng gấp đôi trong bốn năm,
số người thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao – đến năm 1936, vẫn có
đến mười triệu người không có việc làm. Một lần nữa, nhiều chính
sách của Roosevelt nhằm tăng giá cả hay tiền lương bằng sắc
lệnh của chính phủ đã làm tăng chi phí của việc thuê nhân công và
cản trở sự phục hồi. Do nền kinh tế đã co lại quá mạnh, phải mất
tới mười năm nó mới quay trở lại chiều hướng cũ của mình.
Trong khi sự phục hồi được tiếp thêm sức mạnh bởi lượng tiền
dư thừa với lãi suất thấp, FED vẫn cảm thấy mình bị đẩy ra khỏi vị
trí lãnh đạo. Với việc gây ra một sự hỗn loạn như vậy trong thời kỳ
khủng hoảng, nó đã đánh mất tất cả danh tiếng từng có của mình.
Năm 1935, Quốc hội đã thông qua một đạo luật ngân hàng
nhằm cải tổ Cục Dự trữ Liên bang. Quyền ra các quyết định lớn
được tập trung vào một Hội đồng Thống đốc được tái cơ cấu. Các
ngân hàng dự trữ khu vực bị tước mất phần lớn quyền hành và
trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở được trao cho một
ủ
y ban mới gồm mười hai thành viên, trong đó có bảy thống đốc
và một nhóm luân phiên năm người đứng đầu các ngân hàng khu
vực, được đặt tên lại là các chủ tịch. Bộ trưởng Tài chính và người
kiểm soát tiền tệ bị đưa ra khỏi Hội đồng, về lý thuyết nó tạo ra
một sự độc lập còn lớn hơn với chính quyền. Mặc dù các biện pháp
này cải thiện tính hiệu quả trong cơ chế ra quyết định của FED
nhưng mỉa mai thay chúng lại được đưa ra vào lúc đã chẳng còn mấy
quyết định để ban hành. Năm 1934, Marriner Eccles, một chủ ngân