là một trong số vô vàn những người lính Đức biến mất trong các
cuộc dẫn tù trên các mặt trận Đông Âu. Mất tất cả ở tuổi bảy ba,
Schacht bắt đầu một cuộc đời mới và một sự nghiệp mới trong vai
trò cố vấn kinh tế độc lập và trở thành cố vấn cho chính phủ
Indonesia, Ai Cập và Iran. Ông mất năm 1970 ở tuổi chín mươi ba
tuổi khi đã lại trở nên rất giàu có. Đến cuối đời, ông vẫn kiên
quyết cho rằng mình không làm điều gì sai.
Chiến tranh kéo những kẻ đồng sàng dị mộng lại với nhau. Một
thành viên khác trong bộ tứ, Émile Moreau đã trở thành thống đốc
ngân hàng Paris và Hà Lan sau khi nghỉ hưu và rời khỏi chức thống
đốc Ngân hàng Pháp vào tháng Mười năm 1930. Năm 1940, sau khi
Pháp thất bại và bị Đức chiếm đóng, Moreau bị trục xuất bởi chính
phủ Vichy do ông quá thân cận với người Anh – thật quá trớ trêu bởi ở
đỉnh cao sự nghiệp ông đã cố hết sức làm suy yếu vị trí thống trị
về tài chính của nước Anh.
Sợ hãi trước những mâu thuẫn xã hội và tư tưởng mà nước Pháp
lâm vào những năm 1930, mộng tưởng của Moreau với những chính
trị gia cộng hòa và nền dân chủ nghị viện hoàn toàn tan vỡ. Ông
không thể ủng hộ cánh tả, còn cánh hữu thì ngày một trở nên cực
đoan hơn. Thay vào đó, ông trở thành người ủng hộ chế độ quân chủ
- một kiểu ý chí hào hiệp như thời của Đông-Ki-Sốt. Hội những
người này là một nhóm cực đoan có không tới 6% người ủng hộ, họ tin
rằng chế độ quân chủ có vai trò quan trọng trong đời sống chính
trị của đất nước.
Năm 1935, ông nhận vị trí thư ký cho thái tử Jean d’Orléans, công
tước xứ Guise, cháu đời thứ tư của vua Louis Philippe, vị vua theo
đường lối độc lập của Pháp trị vì từ năm 1830 đến năm 1848. Luật
lưu đày được thông qua năm 1886 cấm không cho những người thừa
kế trong hoàng gia Pháp trước đây được nhập cảnh vào nước Pháp,
vì vậy Moreau đóng vai trò người liên lạc của công tước. Năm 1940,