NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 65

Vài tháng sau, hoàng đế Đức, khi ấy vẫn còn ôm mối hận vì

lòng kiêu hãnh bị xúc phạm, đã cho triệu tập một nhóm các chủ ngân
hàng, trong đó có cả chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức, Rudolf von
Havenstein, và yêu cầu được biết liệu các ngân hàng của Đức có đủ
khả năng cung cấp đủ nguồn tài chính cho một cuộc chiến tranh
trên phạm vi toàn châu Âu hay không. Khi mọi người còn lúng túng
chưa biết đáp lời ra sao, hoàng đế bèn nói: “Lần sau trẫm hỏi câu
này, trẫm hy vọng sẽ được nghe một câu trả lời khác từ phía các
khanh.”

Sau biến cố này, chính phủ Đức đã ra quyết tâm sẽ không bao

giờ để đất nước bị dồn vào thế bí về mặt tài chính thêm một lần
nào nữa. Các ngân hàng được lệnh tăng cường dự trữ vàng, riêng
Ngân hàng Trung ương Đức đã tăng mức dự trữ từ 200 triệu đô-la
vàng ở thời kỳ Agadir lên 500 triệu đô-la vàng vào năm 1914 – trong
khi đó, Ngân hàng Trung ương Anh Quốc chỉ giữ khoảng 200 triệu
đô-la vàng. Chính phủ thậm chí còn khôi phục lại một kế hoạch trước
đó được Frederick Đại đế đề xướng vào thế kỷ XVIII, đó là trữ sẵn
một kho vàng để phục vụ cho chiến tranh – 75 triệu đô-la vàng và
bạc được cất giữ trong tháp Julius tại thành Spandau nằm ở ngoại ô
phía Tây của Berlin. Không chỉ có vậy, để phòng ngừa những đòn tấn
công chí mạng nhắm vào đồng mark Đức giống như hành động
được cho là âm mưu của người Pháp trong cuộc khủng hoảng
Morocco, Ngân hàng Trung ương Đức còn chỉ đạo cho các ngân hàng
phải hạn chế lượng tiền người nước ngoài được phép rút khỏi tài
khoản.

Với tất cả những biện pháp dự phòng nói trên, Ngân hàng Trung

ươ

ng Đức bước sang tháng Tám năm 1914 với đủ số vàng dự trữ

trong tay để có thể tự tin rằng nước Đức sẽ tránh lặp lại kịch bản năm
1911 và quả thực đã phản ứng cực nhanh, chủ động ngăn chặn làn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.