Một nhà nho cấp tiến: Ông Lục Mới Võ Văn Tân (1864-
1927)
Ông Võ Văn Tân được người địa phương gọi bằng biệt danh “Ông Lục
Mới”. Lục là cái lồng cu hình lục giác, dùng đựng con cu mồi để gác cu,
một thú vui của người ham thích công việc này, “mới” do chữ “Tân” mà ra.
Theo ông Việc Cúc trong quyển “Gò Công cảnh cũ người xưa” kể lại:
Thầy chúng tôi thường nhắc tới ông Lục Mới, một nhà khoa cử xuất thân,
làm bạn với ông Đốc binh Cẩn. Khi đồn Chí Hoà thất thủ (1861), kinh lược
sứ Nguyễn Tri Phương bị thương, tham tán Phạm Thế Hiển rút về Biên Hoà
được mấy hôm thì chết. Khi ấy, Đốc binh Cẩn chạy về Định Tường, cùng
với Nguyễn Công Nhàn cố thủ. Ít lâu sau, Định Tường cũng mất. Ông Đốc
binh Cẩn cùng với ông Lục Mới chạy về Cầu Ngang (tên con rạch làm ranh
giới giữa Gò Công và Định Tường) ẩn náu. Chỗ đó sau này lập chợ, gọi là
“Chợ Cầu Ngang”. Ông Lục Mới mở trường dạy học, học trò theo học khá
đông. thuở ấy, ít ai rõ quê quán và danh tánh đích xác của ông, cho đến
người lối xóm, quen gọi “Ông Lục Mới”, lâu ngày thành danh”.
Ông Lục Mới là người có kiến thức rộng, thông hiểu kinh sử có chí lớn
của những người muốn làm cách mạng, nhưng chí lớn không thành, nên
ông thất vọng. Cũng như một số nhà Nho lỡ vận hồi đó, ông Lục Mói
thường ngao du tứ xứ để tìm bạn tương tri. Ông kết giao với những người
cùng chí hướng và lui tới chơi với các ông Nhiêu Lan, Nhiêu Minh, Nhiêu
Tâm… Các ông Nhiêu Lan, Nhiêu Minh ở rải rác từ Vàm Giồng qua Ba Nỏ
tới Vĩnh Hựu, còn ông Nhiêu Tâm là người Vĩnh Long. Mỗi lần hội ngộ
cùng các bạn đồng chí hướng, các ông làm thơ, bày tỏ tâm sự, nỗi ưu tư
trước thời cuộc. Họ cũng mượn rượu giải sầu. Bài thơ “Vịnh Thần Tài” nói
lên tinh thần hài hước, bài trừ hủ tục lương dân quê lúc đó:
Đéo quả Thần tài thiệt quá ngu,
Người sao nhóc túi, kẻ trơn lu,
Vắng hoe ruột tượng; kìa quân tử,
Đầy rẫy rương xe: Nọ thất phu