Ông cai tổng Lê Quang Hiến ở Cao Lãnh
Nhắc tới ông Cả Hiển (về sau làm Cai tổng) ở Cao Lãnh, những năm đầu
thế kỷ này không ai quên được một gia đình giàu có nhân hậu, Mạnh
Thường Quân của các nhà văn, nhà thơ. Nhà ông lúc nào cũng dập dìu tân
khách từ Lục tỉnh, Sài gòn, miền Trung và Bắc, nơi nào cũng có khách tới
viếng thăm ông Cả Hiển vì nghe tiếng đồn về sự đãi ngộ, lịch lãm của ông.
Ở địa phương, tuy chỉ giữ chức ông cả trong làng, nhưng ông giao thiệp với
các nhà tai mắt, các phủ huyện, hội đồng địa hạt, quản hạt. Những năm đầu
thế kỷ 20, các ông Hội đồng Nguyễn Quang Diêu, hội đồng Vị, hội đồng
Nguyễn Thần Hiến… thường ghé thăm ông, bàn chuyện quốc sự. thuở đó,
phong trào cầu cơ khá thịnh hành. Gia đình ông trở nên một chỗ hầu đàn
(cầu cơ) cho các vị phủ, huyện, hội đồng mỗi tháng vài ba dân. Dưới mé
sông trước nhà ông Cả Hiển tại xã Hoà An, (Cái Tôm), Cao Lãnh, lúc nào
cũng có nhiều ghe hầu, ca nô tấp nập.
Một thú vui khác của ông Cả Hiển là đá gà nòi. Nhà ông là một trại gà
lớn phía sau vườn. Ông mướn riêng một người làm công chuyên môn nuôi
gà đá độ. Cũng như ông Hội đồng Điếu ở Bạc Liêu, ông chủ Trước ở Rạch
Gầm, nhà ông Cả Hiển cũng là một trường gà danh tiếng. Khách sành điệu
tới chơi, được ông đích thân hướng dẫn ra phía sau vườn để khoe những
con gà nòi chiến, từng làm trận và chiến thắng vẻ vang. Ông có xây bội
nhốt riêng, được săn sóc từng giờ, từng ngày. Nói tới “gà nòi Cao Lãnh”,
người bình dân hay giới thích đá gà đều không quên hai câu hát ru em:
Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh cho bằng gái Tân Châu…?
Hồi trước ở Nam Kỳ, người ta thường đá gà trong những trường gà công
khai, lộ thiên. Chủ trường gà thường là những người tai mắt trong làng, có
quyền thế mới không bị thực dân làm khó dễ. Người Pháp cấm đá gà vì có
“Hội bảo vệ súc vật”. Trường gà lập trên một miếng đất trống, có mái che
như một cái trại lớn, xung quanh có rào thưa, thấp hoặc không. Các trường
gà nổi tiếng khắp Nam Kỳ như trường gà Cao Lãnh (ông Cả Hiển), trường