đây lập nghiệp. Lớp người có căn bản Nho học đầu tiên ấy, đã đào tạo các
ông Nhiêu Phan, Nhiêu Chánh ở địa phương.
Tới đây chúng tôi xin nói thêm về nguồn lợi kinh tế trầu cau ở Nam Kỳ
hồi đầu thế kỷ này để độc giả thấy sự quan trọng của nó trong các thứ huê
lợi của miền Nam. Người đời nay khó hình dung được nhu cầu của trầu,
cau, thuốc hút, thuốc xỉa hồi trước quan trọng thế nào trong đời sống. Thế
hệ sinh ra và lớn lên vào cuối thế kỷ 20 có thể không biết gì về tập quán xã
giao hồi trước: “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhiều bà già xưa thường
nhắc câu “ăn cơm không đặng, ăn trầu giải khuây”. Trai gái gặp nhau mời
trầu. Khách tới nhà, việc đầu tiên là mời ăn trầu, bất luận đàn bà hay đàn
ông. Hồi đó, hễ ra đường người ta luôn luôn có gói trầu, bịt đựng thuốc đem
theo như vậy bất ly thân. Những bà nhà giàu xưa, mỗi lần đi đâu có tôi tớ
bưng ô trầu đi theo. Chẳng những ở Gò Công mà còn nhiều nơi tại Nam Kỳ
như Gia Định, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long… nguồn lợi về trầu cau chiếm
hàng đầu, theo tài liệu địa phương chí Nam Kỳ in năm 1903. Hồi trước, ông
bà ta ít ăn trái cây như cam, quít, dừa, chuối nhưng bắt buộc phải ăn trầu
luôn miệng. Nói theo tiếng bình dân “miếng này chưa hạ nông, tới miếng
kia động quan”. Điều đó cũng chứng tỏ rằng nghề bán trầu cau đem lại một
món lợi lớn cho bà Tư Nói để khởi đầu sự nghiệp làm giàu của bà. Cũng
thuyết “địa linh nhân kiệt” đã cắt nghĩa tại sao làng Điều Hoà ở Mỹ Tho lại
có nhiều vị Đốc phủ sứ nhứt Nam Kỳ. Đó là quê hương của các ông Đốc
phủ sứ Nguyễn Văn Thâm, Phủ Lê Minh Tiên, Phủ Lê Văn Mầu, Phủ Lê
Công Sủng (thân phụ công tử Phước George). Ông Phủ Nguyễn Văn Kiên
sinh năm 1878 lại làng Điều Hoà Mỹ Tho, thuở nhỏ theo học trường Le
Myrle de Vilers, rồi sau tiếp tục lên Sài gòn theo học trường thông ngôn tức
“College des Stagiaires”. Những thập niên cuối thế kỷ 19, Pháp mở trường
thông ngôn có mục đích đào tạo lớp người công chức bản xứ, nên họ hàng
nâng đỡ, cấp học bổng để theo học. Nhiều gia đình nghèo, nhưng có con
hiếu học, chỉ vài năm sau trở thành thầy ký, thầy thông, rồi từ từ leo lên
hàng phủ, huyện cũng dễ dàng. Tốt nghiệp năm 1898, ông Kiên lần lượt