Diệp Văn Kỳ, nhân sỹ yêu nước bị Việt Minh sát hại
(1894-1945)
Trong bài này chúng tôi nhắc đến ông Diệp Văn Kỳ trước ông Diệp Văn
Cương, vì mối liên hệ gần gũi với ông Cả Hiển. Sách báo cộng sản trong
nước, kẻ thù của ông Kỳ, đã thủ tiêu ông một cách dã man, mờ ám chỉ vì họ
sợ uy tín của ông, đã đưa ra một nhận xét về ông như sau:
Con ông Diệp Văn Cương là Diệp Văn Kỳ, danh sĩ cận đại là bậc kỳ tài
trong học giới. (“Từ điển các nhân vật lịch sử” của Nguyễn Q. Thắng, xuất
bản năm 1992). Thừa hưởng huyết thống và truyền thống của cha mẹ, ông
Diệp Văn Kỳ là người tánh tình hào phóng. Giao thiệp với bạn bè, ông tỏ ra
rộng rãi trong vấn đề tiền bạc. Đối với nhân viên, cộng tác viên “Đông Pháp
thời báo”, ông đều trả lương hậu hĩ. Gần Tết ông còn tặng thêm mỗi người
một tháng lương thứ 13! Sau khi tốt nghiệp trường Chasseloup-Laubat, thì
cũng vừa đúng lúc thân phụ ông là Diệp Văn Cương gặp phá sản trong việc
làm ăn. Biết rõ tài năng, đức độ ông Kỳ, cụ Trà Giang, thân phụ ông Phan
Văn Thiệt, về sau làm lục sự, rồi trạng sư, giới thiệu ông Kỳ với ông Cả
Hiển. Cảm mến người tuổi trẻ tài cao, ông Cả Hiển gả con gái cho Diệp
Văn Kỳ và chu cấp cho ông qua Pháp du học, đậu Cử nhân Luật khoa. Thời
gian ở Pháp, ông Kỳ cũng tham gia các hoạt động yêu nước, chống Pháp
trong đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo. Ông Kỳ cùng
với Nguyễn Thế Truyền in truyền đơn, kêu gọi người Việt ở Pháp biểu tình
xin ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Ông Kỳ cũng là một trong những thành
viên hoạt động hăng hái cho tờ “Việt nam hồn” của Nguyễn Thế Truyền.
Sau khi hồi hương, Diệp Văn Kỳ làm luật sư ít lâu rồi bỏ nghề, sang làm
báo, cũng là do lời khuyên của cụ Trà Giang, để có cơ hội tranh đấu, binh
vực đồng bào hữu hiệu hơn. Đầu tiên ông Kỳ viết cho “Nam Trung Nhật
Báo” và “Đông Pháp thời báo” của Nguyễn Kim Đính. Ông Đính có người
con trai là Nguyễn Kim Lượng, tuy thuộc gia đình giàu có nhưng lại rất yêu
nghề làm báo và nguyện sống chết với nghề. Ông Lượng về sau là một ký
giả chuyên nghiệp, yêu nghề. Về sau, ông Kỳ còn có tờ “Thần Chung” và
mua lại tờ “Đông Pháp thời báo” của Nguyễn Kim Đính. Thời gian chủ