rõ hư thực thế nào, nhưng các đệ tử tin cậy và đang phục vụ cho Đạo
Tưởng, có kể lại rằng: “Có lần ông Đạo Tưởng ngồi tham thiền giữa đêm
khuya vắng vẻ, quanh mình ông có toả ra ánh hào quang”. Với thành kiến
của người Á Đông, những người có hào quang toả ra phải là những bậc phi
phàm, hoặc nhân mạng đế vương. Không rõ những điều ấy có thật hay
chính ông đạo Tưởng thêu dệt để làm tăng thêm tính chất huyền bí. Hơn
nữa, tín đồ của ông vì mắc lời thề, nên tin tưởng vào ông tuyệt đối.
Từ năm 1934-35, đạo Tưởng có nhiều tín đồ ở rải rác trong tỉnh Châu
Đốc, vùng biên giới Thất Sơn qua tới Hà Tiên và ra đến hải đảo Phú Quốc
nữa. Những năm 1937-1938… tại am ông Đạo Tưởng lúc nào cũng tấp nập
khách thập phương. Để thu phục thêm những đệ tử trung thành, ông Đạo
Tưởng cũng tỏ cho họ thấy những phép thuật của ông. Một lần, ông đụng
đầu vào cây đinh một tấc đóng vào cột: Cây định quẹo sang một bên, nhưng
đầu ông không hề hấn gì. Người biết chuyện, cho rằng ông Đạo Tưởng học
được phép “sình tả” tức học gồng. Cũng từ đó, nhiều người đồn rằng có lần
thấy ông đạo Tưởng đứng để cho một người khác cầm dao chém, nhưng
không hề hấn gì. Những tin lạ được lan truyền xa. Thậm chí, có người còn
tin rằng “súng đạn cũng không bắn thủng da thịt của đức Thầy”.
Thật ra, sở dĩ có những hiện tượng như vậy một phần lớn do trình độ thấp
kém của dân chúng, cũng như lòng mê tín. Học gồng là chuyện có thật. Các
tay võ nghệ hồi trước ai cũng biết “học gồng”. Đó là sự chuyển vận nội
công, được sự trợ giúp của vài món thuốc gia truyền kỳ diệu, khiến da thịt
săn chất, trở thành chai đá, chống lại các thứ võ khí không làm thương tổn.
Nhờ cách gồng mà đạo Tưởng mê hoặc được các tín đồ. Khi tập họp
được một số đệ tử trung thành, đạo Tưởng cũng đem võ nghệ, bùa phép
hướng dẫn họ luyện tập. Vài đệ tử học võ với ông, lập được thành tích khi
đấu sức, được lan truyền nhanh chóng: Cú đá thôi sơn, cú đấm ngoạn mục
làm cho đối phương tối tăm mặt mày! Hàng đêm, trước sân am của ông, có
cảnh tập luyện tựa như thí võ dài rất nhộn nhịp. Họ tập đấu võ, múa gậy,
côn quyền. Học trò đến học thường đem theo lễ vật: Gà vịt, trái cây nhang
đèn… Cũng có người đem tiền, chở lúa gạo đến cho Thầy. Mỗi lần đấu võ,